Các doanh nghiệp cần có quy trình cụ thể để thực hiện chuyển đổi số thành công. Cùng ALS tham khảo các bước trong quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, tổ chức qua bài viết sau.
Lưu ý, bài viết mặc định rằng bạn đọc đã hiểu chuyển đổi số là gì và vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển của tổ chức.
Nếu chưa nắm rõ về định nghĩa nói trên, chúng tôi khuyên bạn nên tìm hiểu thêm thông tin tại ĐÂY trước khi tới các phần tiếp theo của bài viết.
1 – Số hóa (Digitization): theo đó các dữ liệu truyền thông trước kia sẽ được chuyển đổi hoàn toàn sang định dạng kỹ thuật số
2 – Mô hình số hóa (Digitalization): thiết kế các mô hình hoạt động mới dựa trên nền tảng công nghệ số
3 – Chuyển đổi số (Digital Transformation)
Trong 3 giai đoạn trên thì giai đoạn thứ 2 chính là giai đoạn quyết định đến sự thành hay bại của một dự án chuyển đổi số. Theo đó, doanh nghiệp tại giai đoạn này sẽ cần xây dựng một mô hình hoạt động, quy trình sản xuất mới, thay đổi quy trình sản xuất – kinh doanh truyền thống. Việc này sẽ kéo theo sự thay đổi toàn diện về mọi mặt trong hệ thống của một doanh nghiệp từ văn hóa, cơ cấu tố chức, con người, cách thức vận hành, quản lý, …
Nếu không thực sự quyết tâm và có tầm nhìn mục tiêu rõ ràng, quá trình chuyển đổi số sẽ dễ bị thất bại và làm ở trạng thái “nửa vời”.
Để thực hiện chuyển đổi số thành công, đương nhiên rồi, chúng ta cần có quy trình chuẩn để thực hiện một cách tuần từ. Các công việc sẽ được thực hiện từ:
Trước khi thực hiện chuyển đổi số, những nhà quản lý cần xác định rõ vấn đề của tổ chức hiện tại, những điều cần cải tiến, doanh nghiệp đang ở nấc thang nào trong quá trình chuyển đổi số, …
Khi trả lời được tất cả những câu hỏi đó, chúng ta mới có thể biết mình đang ở đâu, muốn đi về đâu, là ai và áp dụng những công nghệ và quy trình như thế nào để vận hành tổ chức của mình.
Quá trình chuyển đổi số, không thể thực hiện một sớm một chiều được, chúng ta cần thực hiện từ từ từng bước với sự đảm bảo về nguồn lực triển khai.
Có 2 yếu tố quan trọng nhất ở nguồn lực triển khai cần lưu ý đó là: dữ liệu và nguồn lực.
- Dữ liệu: cần được tổng hợp, phân loại một cách rõ ràng, khoa học. Dữ liệu được tổ chức tốt tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi số được thực hiện nhanh và hiệu quả hơn.
- Con người: xét cho cùng thì chuyển đổi số là áp dụng công nghệ hỗ trợ cho các hoạt động của con người. Con người là chủ thể trung tâm. Để chuyển đổi thành công thì con người cũng cần sẵn sàng và chấp nhận thay đổi tư duy, thói quen của mình để cùng thực hiện.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần thêm về những yếu tố hạ tầng, cơ sở vật chất, công nghệ hỗ trợ (tuy nhiên như đã nói ở trên đây là những yếu tố phụ mà doanh nghiệp có thể đầu tư và kiểm soát được)
Như đã nói ở trên, chuyển đổi số là quá trình dài hạn, cần được làm một cách từ từ.
Không doanh nghiệp nào có thể chuyển đổi số hoàn toàn ngay tức khắc.
Mỗi đơn vị cần phải rà soát và thay dần những quy trình đã lỗi thời, cải tiến mô hình hoạt động của mình. Việc thay đổi cái gì sẽ cần kiểm soát và lựa chọn kỹ càng theo lộ trình nhất đinh.
Không đơn vị nào giống đơn vị nào khi thực hiện chuyển đổi số do cách thức vận hành, văn hóa và cơ cấu tổ chức của mỗi doanh nghiệp khác nhau.
Chuyển đổi số phải đến từ mỗi con người trong tổ chức, nó không phải chỉ xuất phát từ mỗi phía người quản lý. Doanh nghiệp cần phải thống nhất, chia sẻ thông tin lẫn nhau, thực hiện các cuộc trao đổi cởi mở giữa các phòng ban để hiểu rõ nhau hơn, để xây dựng nên tính liên kết, chia sẻ thông tin trong quá trình thay đổi mô hình và thực hiện chuyển đổi số.
Cuối cùng, cam kết là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành bại khi chuyển đổi số.
Chuyển đổi số luôn là một hành trình khó khăn, cần được đẩy làm một chiến lược trọng tâm, cần văn bản hoặc quyết tâm mạnh mẽ của những điều hành của đơn vị.
Tin tức liên quan:
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về các bước trong quy trình huyển đối số của doanh nghiệp tổ chức. Nếu cần thêm tư vấn về hoạt đọng chi tiết cùng các dịch vụ chuyển đổi số có liên quan cho đơn vị, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.