Sự phát triển của Cách mạng Công nghiệp 4.0 kéo theo làn sóng chuyển dịch kỹ thuật số, chuyển đổi số bùng nổ hơn bao giờ hết.
Chuyển đổi số dần trở nên phổ biến với mọi ngành nghề.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình chuyển đổi số sản xuất là gì và thực trạng chuyển đổi số trong ngành đặc thù này ở Việt Nam ra sao.
Chuyển đổi số trong sản xuất là thay đổi phương thức làm việc truyền thống bằng việc tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động của đơn vị, từ đó thay đổi cách thức vận hành, mô hình hoạt động, đem đến những hiệu quả sản xuất cao hơn, giá trị sản xuất mới hơn.
Quá trình chuyển đổi số trong sản xuất giúp liên kết các bộ phận trong tổ chức, tạo ra một hệ thống đồng nhất giúp giải quyết nhanh chóng các vấn đề, tháo gỡ tắc nghẽn tức thì, ra quyết định chính xác.
Khi thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ngay những lợi ích về hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nhờ những ứng dụng kỹ thuật số, các thông tin về hàng tồn kho hay quy trình sản xuất được tối ưu hóa một cách chính xác và khoa học hơn.
Nhờ đó, doanh nghiệp cần ít nhân công hơn, sản xuất nhanh hơn mà giám sát quản lý hàng hóa sản xuất, xuất – nhập theo thời gian thực.
Thông qua việc phân tích các dữ liệu kỹ thuật số theo thời gian thực (real-time), các lỗi trong quá trình sản xuất được phát hiện ra nhanh hơn. Điều này giúp cho quá trình sản xuất được đảm bảo liên tục, thông suốt, cũng như tiết kiệm nhiều chi phí, thời gian để bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế. Hàng hóa được sản xuất theo kế hoạch, giảm thiểu các rủi ro phát sinh.
Các dữ liệu được tập hợp và xử lý tập trung. Bên cạnh đó, các thông tin này được cập nhật liên tục theo thời gian thực và liên kết đầy đủ giữa các phòng ban. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tập trung, nhanh chóng đưa ra các quyết định chính xác và nhanh chóng.
Thông qua dữ liệu và các công nghệ phân tích tự động, doanh nghiệp có thể theo dõi hiệu suất, cải thiện năng suất để đạt được tỷ lệ ROI (hiệu quả sinh lời đầu tư) lớn nhất.
Nhờ ứng dụng chuyển đổi số, các công nghệ được áp dụng vào quy trình sản xuất giúp giảm bớt các công đoạn, thủ tục phức tạp. Những công việc magn tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe có thể xử lý bằng máy móc một cách chính xác giúp giảm thiểu những rủi ro về tai nan lao động, đảm bảo sức khỏe cho công nhân viên, ngoài ra giúp cho quá trình sản xuất được thực hiện liên tục, đúng theo kế hoạch thời gian đề ra.
Một khảo sát nhỏ của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2020 trên mẫu khoảng 400 doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam hầu hết đã có những nhận thức và bắt đầu ứng dụng công nghệ số vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Cùng trong khảo sát này, 98% doanh nghiệp kyg vọng vào sự thay đổi của tổ chức nhờ vào việc chuyển đổi số. Những lợi ích mà chuyển đối số mà các doanh nghiệp hy vọng nhận được lớn nhất lần lượt là:
- Giảm chi phí (chiếm tỷ lê tới hơ 71%)
- Hạn chế thủ tục, giấy tờ (chiếm hơn 60%)
- Nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ (hơn 45%)
Dù kỳ vọng và nhận thấy được lợi ích rất nhiều từ quá trình chuyển đổi số trong sản xuất tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, quá trình chuyển đổi số sản xuất ở nước ta mới thực sự triển khai ở các doanh nghiệp lớn. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa du biết lợi ích của việc chuyển đổi số sản xuất nhưng chưa có khả năng và quyết tâm để thực hiện. Điều này xuất phát từ:
Để thực hiện được chuyển đổi số đòi hỏi những yêu cầu cao về hạ tầng, con người và công nghệ.
Việt Nam vẫn còn là một Quóc gia hạn chế về công nghệ. Quá trình chuyển đổi số chủ yếu sử dụng các công nghệ sẵn có với hệ thống nền tảng cơ bản. Ngoài ra để triển khai và áp dụng các công nghệ số còn các nguồn lực chất lượng cao để có thể làm chủ và đảm bảo quy trình khi áp dụng. Những điều này chính là các rào cản khá lớn đối với các doanh nghiệp muốn chuyển đổi số ở nước ta.
Thực tế là chuyển đổi số KHÔNG PHẢI MUỐN LÀ ĐƯỢC
Hiện tại, chuyển đổi số ở nước ta giống như sân chơi của những doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khó có thể tiếp cận hoặc đủ nguồn lực để sử dụng các công nghệ mới (dù là các công nghệ có sẵn, phổ biến). Ngoài ra, mức độ đầu tư vào chuyển đổi số của các doanh nghiệp chưa được chú trọng và xây dựng theo hướng chuyên nghiệp. Khiến đầu tư nhiều, dàn trải nhưng không thực sự hiệu quả.
Thói quen và văn hóa “làm quen” là rào cản tiếp theo khiến cho việc chuyển đổi số sản xuất gặp nhiều khó khăn. Khi áp dụng một hệ thống mới, chắc chắn sẽ luôn gây ra những xung đột, căng thẳng về lợi ích, cách thức làm việc. Chỉ khi thực sự quyết tâm, có niềm tin và sự đồng lòng từ trên xuống dưới, quá trình chuyển đổi số mới thực sự thành công.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về chuyển đổi số trong sản xuất là gì cũng như những ứng dụng thực tế của quá trình này tại Việt Nam. Để nhận tư vấn và thông tin chi tiết hơn về dịch vụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, các ngành nghề cụ thể, quý khách có thể liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.