Những năm gần đây “số hóa” đang trở thành một xu hướng, từ khóa HOT trong cộng đồng các doanh nghiệp tại Việt Nam. Với sự bùng phát của dịch bệnh thời gian qua, nhu cầu “số hóa” lại một lần nữa được tạo đòn bẩy tiếp sức cho sự phát triển.
Cùng ALS tìm hiểu số hóa là gì và lý do khiến việc số hóa trở nên thu hút đến như vậy thông qua bài viết dưới đây.
Hiện tại, rất nhiều đơn vị hay phương tiện truyền thông đang sử dụng một cách khá “bừa bãi” khái niệm số hóa mà chưa biết chính xác về số hóa là gì.
Do chưa hiểu đúng nên nhiều người còn đang hiểu “số hóa” là “chuyển đổi số”, “số hóa” là việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật số ứng dụng vào công việc, …
Tất cả những cách hiểu trên đều chưa đúng mà dễ làm sai lệch khái niệm chính xác của số hóa.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản “số hóa” là việc chuyển đổi các giá trị thực sang giá trị số để hỗ trợ cho việc quản lý, truy vấn, làm việc nhanh chóng và chính xác hơn. Số hóa có 2 hình thức là:
- Số hóa dữ liệu (Digitization): giúp chuyển đổi thông tin từ dạng vật lý hay analog sang định dạng kỹ thuật số.
- Số hóa quy trình (Digitalization): là việc sử dụng các dữ liệu đã được số hóa để cải thiện quy trình vận hành kinh doanh trong doanh nghiệp. Số hóa quy trình sử dụng số hóa dữ liệu như một bước đệm cơ sở nền tảng.
Ví dụ: số hóa dữ liệu các văn bản, giấy tờ, hồ sơ thành các định dạng tệp tin kỹ thuật số như: jpg, pdg, bmp, tif, ... Sau đó, các tệp tin này tải lên nền tảng đám mây chia sẻ giúp nhân viên có khả năng quản lý và truy vấn Online dễ dàng, mọi lúc mọi nơi (đây chính là số hóa quy trình truy vấn dữ liệu nội bộ).
Dựa vào khái niệm số hóa là gì phía trên, chúng ta đã có thể mường tượng được phần nào những lợi ích của việc số hóa mang lại. Số hóa giúp phá bỏ những “cách làm việc truyền thông”, mở rộng khả năng làm việc của cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất – kinh doanh. Việc số hóa giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được tính ổn định và tăng cường khả năng lưu thông thông tin trong tổ chức.
Điều này càng được khẳng định mạnh mẽ hơn trong bối cảnh Covid vừa xảy ra (khi việc giãn cách và hạn chế đi lại ở nhiều địa phương được thực hiện). Các doanh nghiệp số hóa có năng lực ứng phó và vận hành tốt hơn nhiều so với những doanh nghiệp truyền thống.
Một số lợi ích chi tiết khi thực hiện số hóa có thể kể đến bao gồm:
- Đơn giản hóa các quy trình quản lý, khai thác và vận hành
- Tiết kiệm chi phí cho tổ chức – doanh nghiệp
- Cập nhật các thông tin thị trường nhanh chóng, chính xác, giúp cho quá trình ra quyết định được thực hiện sớm hơn
- Nâng cao khả năng làm việc và mức độ cạnh tranh của đơn vị
- Không giới hạn không gian làm việc, mở rộng cơ hội phát triển
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng khi hợp tác, …
Hiện tại, khá nhiều người đang bị nhầm lẫn khái niệm “số hóa” với “chuyển đổi số”. Về mặt bản chất, “số hóa” chỉ là bước đệm cơ bản cho quá trình “chuyển đổi số”. Số hóa đơn thuần là việc chuyển đổi các giá trị thực thành giá trị kỹ thuật số. Còn chuyển đổi số giúp hoàn thiện số hóa, ứng dụng các công nghệ và con người để tái cấu trúc hoạt động của tổ chức, tạo ra những cách thức phát triển và giá trị mới cho doanh nghiệp.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì “chuyển đổi số” là quá trình nâng cao, phức tạp hơn nhiều so với “số hóa”. Nó cần sự thay đổi đồng nhất từ toàn bộ tổ chức, sử dụng cả công nghệ, con người để thay đổi cách thức hoạt động sản xuất – kinh doanh truyền thống trước kia.
Chuyển đổi số sẽ tận dụng số hóa dữ liệu và số hóa quy trình để tạo nên các mô hình hoạt động mới.
Hy vọng bài viết trên đã giúp cho quý khách hiểu rõ hơn về số hóa là gì và những lợi ích khi áp dụng số hóa cho doanh nghiệp.