Việt Nam có thể nhìn vào xu hướng phát triển mới của Logistics Hàng không thế giới để học hỏi những mô hình và tận dụng thời cơ để đẩy mạnh Logistics Hàng không trong nước.
Tiềm năng phát triển thị trường Logistics Hàng không tại Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta lại đang chưa có cở sở hạ tầng cũng như đầu tư nguồn lực để khai thác cơ hội này.
Thống kê cho thấy, tuyến Logistics Hàng không mà Việt Nam tập trung khai thác là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, EU và Bắc Mỹ. Đặc biệt các thị trường như Mỹ, Hàn, Trung Quốc đang chiếm tới 25% tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta thông qua đường hàng không.
Hiệp hội vận tải Hàng không Quốc tế IATA dự báo tốc độ tăng trưởng về vận tải hàng hóa hàng không của Việt Nam có thể đặt mức 6.7% năm trong giai đoạn 2015 – 2035, cao hơn khá nhiều so với mức 3.9% trung bình chung của thế giới hay 4.6% của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Hiện tại, hàng hóa hàng không tại Việt Nam được khai thác và luân chuyển thông qua 2 điểm nút sân bay chính đó:
- Sân bay Nội Bài với các trung tâm Logistics Hàng không là Nhà ga hàng hóa ALS, NCTS và ACSV
- Sân bay Tân Sơn Nhất với các trung tâm Logistics là TCS và SCSC
Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải giai đoạn 2020 và đính hướng 2030 của Chính Phủ thì dự kiến mức tăng trưởng bình quân của sản lượng hàng hóa hàng không Việt Nam sẽ là khoảng 10.5%/năm.
Tại Việt Nam, các mặt hàng vận chuyển thông qua đường hàng không chủ yếu là các mặt hàng giá trị cao, ví dụ như mặt hàng điện tử (chiếm tỷ lệ giá trị tới 84% với hàng hóa xuất khẩu và 65% với hàng nhập khẩu).
Với việc
- Nước ta đang tham gia ngày càng sâu và rộng các hiệp định hợp tác Quốc tế
- Việt Nam đang là Quốc gia “thu hút” dòng vốn FDI mạnh mẽ của thế giới
- Sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử
- Tăng trưởng mạnh của các mặt hàng thủy hải sản, trái cây, động vật sống xuất khẩu
Tất cả những yếu tố trên tạo đà cho sự bứt phá của thị trường Logistics Hàng không tại Việt Nam trong thời gian tới.
Dù có tiềm năng lớn để phát triển lĩnh vực đặc thù này, tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn vào thực tế rằng cơ sở vật chất để đáp ứng những cơ hội nói trên vẫn cần rất hạn chết. Về lâu về dài, chúng ta cần nhanh chóng mở rộng hạ tầng Logistics Hàng không của mình cũng như kết nối vận tải đa phương thức, liên kết giữa sân bay với đường bộ, đường sắt, đường thủy, …
Việt Nam có thể học hỏi các mô hình phát triển Logistics Hàng không trên thế giới để lựa chọn và áp dụng vào thực tế.
Có 2 xu hướng Logistics Hàng không thế giới mà chúng ta có thể tham khảo
1. Phát triển hệ thống Ga hàng hóa kéo dài làm vệ tinh cho các Cảng Hàng không/Trung tâm Logistics Hàng không
Mô hình Ga Hàng hóa kéo dài (HHKD) được áp dụng tại rất nhiều Quốc gia trên thế giới. Điển hình ở khu vực châu Á có:
- Ga HHKD tại Cảng Hàng không Dubai giúp tăng công suất khai thác hàng hóa thêm 2.5 triệu tấn/năm
- Ga HHKD tại CHK quốc tế Hồng Kông được kéo dài sang Trung Quốc đại lục
- Ga HHKD tại Cảng Hàng không (CHK) quốc tế Narita và CHK quốc tế Kansai mới ở Nhật Bản. Đặc biệt Narira là cảng Hàng không đi đầu trong việc xây dựng thành phố Logistics xử lý hàng hóa tích hợp cả trong và ngoài sân bay. Đây là trung tâm hậu cần hàng không Quốc tế lớn nhất tại Nhật Bản.
Tại Việt Nam, ALS là đơn vị tiên phong ứng dụng mô hình Ga HHKD này tại CHK Quốc tế Nội Bài. Ga HHKD có vai trò quan trọng, tạo điều kiện thông quan hàng hóa thuận lợi hơn cho các chủ hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí và đem lại dịch vụ trung chuyển hiệu quả.
Với mô hình này, toàn bộ các thủ tục hải quan, soi chiếu, an ninh, đóng dỡ các kiện hàng sẽ được thực hiện tại Ga hàng hóa kéo dài thay vì phải chờ đợi làm thủ tục trực tiếp tại Cảng Hàng không.
> Xem thêm về mô hình Ga KKHD tại: https://als.com.vn/dich-vu/ga-hang-hoa-keo-dai
Việc phát triển Ga HHKD sẽ là giải pháp giảm thiểu thời gian làm thủ tục bay cho hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của hàng hóa quốc tế.
Ngoài ra, hệ thống kho tại nhà ga hàng hóa kéo dài còn giúp giảm đáng kể tình trạng hàng hóa ùn tắc tại sân bay, tiết kiệm thêm chi phí và nguồn lực cho các doanh nghiệp.
2. Phát triển mô hình Pipeline
Với việc xử lý một lượng lớn hàng hóa liên tục, một số doanh nghiệp Logistics tích hợp lớn trên thế giới như DHL, FedEx hay UPS đã phát triển các trung tâm xử lý hàng hóa riêng.
Ví dụ:
FedEx Express xây dựng một Super HUB của mình tại Memphis Hoa Kỳ với băng tải dài tới hơn 300 dặm, tích hợp các công nghệ hiện đại về phân loại, xử lý kỹ thuật số. Các trung tâm này có thể xử lý 3.3 triệu gói hàng mỗi ngày với 8.000 nhân sự thực hiện. Việc này giúp cho công ty này có thể đáp ứng được nhu cầu luân chuyển lượng hàng lớn thông qua đường hàng không trước sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử Quốc tế.
Các trung tâm xử lý hàng riêng này được xây dựng theo mô hình Pipeline theo đó dòng hàng hóa luân chuyển (cả chiều đi và đến) được mô tả sẽ trải qua các điểm nút như sau:
Người giao hàng <-> Đơn vị giao nhận <-> Trung tâm xử lý hàng hóa <-> Hàng không <-> Trung tâm xử lý hàng hóa <-> Đại lý môi giới/phân phối <-> Người nhận hàng
Tuy nhiên thực tế thì quy trình để hàng hóa có thể đến tay người nhận phức tạp hơn việc phân định ra các điểm nút nói trên rất nhiều, đòi hỏi việc thực hiện được mô hình này cần kết nối với sự tham gia của nhiều bên và công nghệ để đáp ứng được việc theo dõi luồng hàng di chuyển thực tế (theo thời gian thực) giữa các bên.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có những nhìn nhận rõ hơn về xu hướng phát triển mới của Logistics Hàng không thế giới, cũng như những thời cơ, thách thức phát triển lĩnh vực đặc thù này tại Việt Nam. Để tìm hiểu thêm về Logistics Hàng không hay các dịch vụ có liên quan, quý khách có thể liên hệ thêm với đội ngũ chuyên gia của ALS – Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Logistics Hàng không tại Việt Nam để nhận được những tư vấn chính xác nhât.