TP HCM phát triển hạ tầng để giảm chi phí logistics
Mặc dù xử lý đến 45% tổng khối lượng hàng hoá và 60% khối lượng hàng container của cả nước, nhưng TP HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu có phương thức vận tải chính là bằng đường bộ. Điều này dẫn đến hệ thống giao thông quá tải, tắc nghẽn, đẩy cao chi phí về nhân lực và trang thiết bị.
TP HCM đang tiến tới quy hoạch đồng bộ hơn. Cụ thể, Sở GTVT TPHCM đang tiến tới quy hoạch các loại hình vận tải từ đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường thuỷ để đáp ứng nhu cầu về vận tải hành khách và hàng hoá cho khu vực Nam Bộ và kết nối đến các vùng khác cũng như quốc tế.
Theo đề án phát triển ngành logistics của TP HCM đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, ngành logistics được xác định là ngành dịch vụ mũi nhọn và sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GRDP, giảm tỷ lệ chi phí giữa logistics với GDP cả nước đến năm 2025 ở mức 10 – 15%, nâng cao vai trò của thành phố là nơi giao thương hàng hoá trong nước và kết nối giữa trong nước và quốc tế.
Trong đó
Đường bộ: các đường vành đai 2, 3, 4 đang được quy hoạch 3 tuyến, 6 – 8 làn xe, tổng chiều dài là 351km, hệ thống đường cao tốc với 5 tuyến quy mô 6 – 8 làn xe, có tổng chiều dài là 292km, 5 tuyến đường quốc lộ quy mô 8 – 12 làn xe với tổng chiều dài 106km, 5 tuyến đường trên cao quy mô 4 làn xe với tổng chiều dài 70,7km
Đường sắt: Ngoài tuyến Bắc – Nam còn có 6 tuyến kết nối khu vực TP HCM với các địa phương như: Nha Trang, Cần Thơ, Lộc Ninh, Tây Ninh, Thủ Thiêm – Long Thành, Biên Hoà – Vũng Tàu có tổng chiều dài 750km, 08 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 220km.
Đường thuỷ: 4 cụm cảng hàng hoá tổng công suất đến năm 2030 là 43,62 triệu tấn/năm bao gồm các cụm cảng trung tâm TP HCM, Tây Nam, phía Đông, phía Bắc của thành phố. Ước tính sản lượng hàng hoá đường thuỷ nội địa qua TP HCM năm 2022 là 65,7 triệu tấn.
Cảng cạn: 7 cảng cạn bao gồm: Long Bình, Mũi Đèn Đỏ - Cát Lái, Bến Thành, Khu công nghệ cao, Củ Chi, Linh Xuân, Tân Kiên. Ước tính khả năng thông qua hàng hoá cho giai đoạn 2020 – 2025 là 1,18 – 1,5 triệu tấn, 2030 và về sau sẽ tăng lên 2,32 – 2,74 triệu TEUs.
Hàng không: năng lực khai thác của cảng Tân Sơn Nhất sẽ được nâng lên 50 triệu lượt hành khách/năm, 0,8 – 1 triệu tấn hàng hoá/năm cho đến năm 2030. Tính đến hết năm 2022, sản lượng hành khách của cảng là 35 triệu lượt. Ngoài ra, cảng Long Thành được quy hoạch có khả năng khai thác 100 triệu lượt hành khách/năm, 5 triệu tấn hàng hoá/năm cho đến năm 2035. Giai đoạn 1 của cảng Long Thành có khả năng đạt 25 triệu lượt hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hoá/năm.
Lợi nhuận được kỳ vọng sẽ tăng cường vào năm 2025 ngay cả khi các vấn đề về chuỗi cung...
IATA vừa công bố dự báo tài chính cho ngành hàng không toàn cầu năm 2025. Trong đó ghi nhận sự cải thiện nhẹ về lợi nhuận dù phải đối mặt với các thách thức liên quan đến...
Khu thương mại tự do: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng logistics ở Lạng Sơn
Tỉnh Lạng Sơn có vị trí chiến lược là cửa ngõ giao thương lớn nhất qua biên giới phía Bắc, đang được Bộ Công Thương đề xuất trở thành một khu thương mại tự do, tương tự các...
WorldACD: Giá cước vận tải hàng không tăng lên mức cao nhất năm 2024 vào tháng 11
Theo số liệu mới nhất từ WorldACD Market Data, giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trên toàn cầu trong tháng 11 đã tăng lên mức cao nhất năm 2024, đạt trung...
Thương mại điện tử thúc đẩy mở rộng ngành vận tải hàng không đến năm 2043
Theo dự báo mới nhất của Boeing, các lô hàng chuyển phát nhanh sẽ chiếm 1/4 tổng hoạt động vận tải hàng không vào năm 2043 khi tốc độ tăng trưởng doanh số thương mại điện...
Các nhà phân tích dự đoán thị trường vận tải hàng không sẽ giảm 50% vào năm 2025
Theo ước tính của S&P Global, tăng trưởng GDP của Trung Quốc vào năm 2025 có thể chỉ đạt 4,6%, thấp hơn mục tiêu 5% của chính phủ nước này trong năm nay.
Ngành logistics lạc quan năm 2025 dù lo kinh tế toàn cầu tăng chậm
Ngành logistics Việt Nam đã trải qua một năm 2024 đầy khởi sắc, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu cùng các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và sự cải thiện đáng...
Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam dự báo chạm mốc 48,6 tỷ USD trong năm 2024
Thị trường vận tải và logistics tại Việt Nam được kỳ vọng đạt giá trị 48,6 tỷ USD trong năm 2024, dự báo tiếp tục mở rộng lên 71,9 tỷ USD vào năm 2030. Tốc độ tăng trưởng...
Hơn 82% doanh nghiệp logistics dự báo lợi nhuận tăng
Ngày 29/11, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã công bố danh sách Top 10 công ty uy tín trong ngành logistics năm 2024 cùng kết quả khảo sát về tình...
Bùng nổ số lượng chuyến bay tới Trung Quốc nhờ cơn sốt thương mại điện tử và khủng hoảng...
Sự bùng nổ của thương mại điện tử tại Trung Quốc cùng với những gián đoạn nghiêm trọng trên tuyến vận tải Biển Đỏ đang khiến các hãng hàng không châu Âu gấp rút tăng cường...