Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB) công bố mới đây về Xếp hạng chỉ số hiệu quả logistics (LPI – Logistics Performance Index) năm 2023, Việt Nam xếp thứ 43, nằm trong top 5 nước ASEAN về chỉ số này, dẫn đầu tại khu vực là Singapore, tiếp theo là Malaysia, Thái Lan, Việt Nam có cùng vị trí với Phillippines. Tốc độ tăng trưởng thị trường logistics của Việt Nam bình quân hàng năm đạt 14 – 16%.
Trước đó, trong lần công bố xếp hạng gần nhất vào năm 2018, Việt Nam đã có bước nhảy vọt ngoạn mục từ vị trí 64 lên vị trí 39. Như vậy sau 5 năm, Việt Nam bị tụt 4 hạng, nhưng số điểm LPI của nước ta đã tăng từ 3,27 (Năm 2018) lên 3,3 điểm (2023).
Theo ông Đào Trọng Khoa – Phó chủ tịch của Liên đoàn giao nhận vận tải Đông Nam Á (AFFA), Phó chủ tịch thường trực của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), nguyên nhân giảm hạng của Việt Nam về LPI năm 2023 xuất phát từ sự lúng túng trong giai đoạn đại dịch Covid-19.
“Với các biện pháp phong tỏa tiêu cực, quá mức cần thiết, thậm chí “ngăn sông cấm chợ” đã kéo dài thời gian vận chuyển, gián đoạn và đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất tiêu dùng và vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng LPI 2023. Trong đó, ba chỉ số thành phần giảm gồm thời gian giao hàng, năng lực và chất lượng doanh nghiệp dịch vụ logistics, khả năng theo dõi và truy xuất hàng hoá”, ông Đào Trọng Khoa nhấn mạnh.
“Qua báo cáo đánh giá của WB toát lên vấn đề tồn tại của ngành dịch vụ logistics Việt Nam là năng lực của nhà cung ứng dịch vụ logistics. Để cải thiện nhanh chóng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần đẩy mạnh quá trình số hoá, góp phần gia tăng chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian và cải thiện khả năng truy xuất hàng hoá” Ông Đào Trọng Khoa khuyến nghị.
Tiêu chí đánh giá của chỉ số LPI dựa trên 6 yếu tố chính gồm:
Trong bối cảnh thị trường có nhiều thách thức cùng với sức ép tiêu chuẩn mới của quốc tế theo hướng xanh hóa, các doanh nghiệp nước ngoài khi thuê ngoài dịch vụ đều yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải. Vì thế, điều này đạt ra áp lực cho các doanh nghiệp logistics cần phải thích nghi bằng việc đầu tư , chuyển đổi mô hình sang hướng xanh hóa, nâng cao khả năng cạnh trạnh và đảm bảo phát triển bền vững.
Nguồn tham khảo: