TP.HCM đứng đầu cả nước về năng lực cạnh tranh logistics cấp tỉnh

24.11.2023

Trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, VLA (Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam) đã công bố báo cáo kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh logistics (LCI) cấp tỉnh của Việt Nam trong năm 2022. 

TP HCM với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, là địa phương dẫn đầu về bảng xếp hạng LCI với hệ thống cảng biển, vị trí giao thương thuận lợi và kết nối tới các tỉnh khác của khu vực phía Nam. 

Báo cáo LCI 2022 được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 tới tháng 11/2023. Các chuyên gia trong nhóm nghiên cứu đã khảo sát quy mô lớn, phỏng vấn và thông qua các cuộc họp báo cập nhật tiến độ, tham vấn định kỳ từ các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và đơn vị nghiên cứu. 

Trong báo cáo, 26 tỉnh và thành phố được lựa chọn dựa trên GRDP (Tổng sản phẩm trên địa bàn), khối lượng luân chuyển hàng hóa và số lượng doanh nghiệp logistics tại địa phương. Theo đó, có 21 địa phương được xếp hạng LCI.

Cụ thể, top 5 địa phương về chỉ số LCI lần lượt là: TP HCM, Hải Phòng, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nội. Các địa phương xếp vị trí tiếp theo là Đồng Nai, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Long An, Cần Thơ….

Có 5 địa phương chưa được đánh giá do không nhận được phiếu kết quả khảo sát đầy đủ của các doanh nghiệp logistics là: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Nghệ An, Thanh Hóa và Thái Bình.

Một số địa phương thể hiện được tiềm năng phát triển nhưng chưa được đánh giá trong báo cáo LCI năm 2022 gồm: Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hưng Yên, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Khánh Hòa. Trong lần đánh giá tiếp theo, các địa phương trên sẽ được lựa chọn để đánh giá. 

Dự kiến, TP HCM sẽ xây dựng 8 trung tâm logistics với tổng diện dích 750 ha gồm: Cát Lái – Phú Hữu (TP Thủ Đức) với diện tích 292 ha, Long Bình (TP Thủ Đức) với 54 ha, Linh Trung (TP Thủ Đức) với 74 ha, Củ Chi (Huyện Củ Chi) với 15 ha, Tân Kiên (Huyện Bình Chánh) với 60 ha, Hiệp Phước (Huyện Nhà Bè) với 100 ha, Tân Hiệp (Huyện Hóc Môn) với 150 ha. 

Mục tiêu của TP HCM trong đề án “Phát triển ngành logistics TP HCM đến năm 2025, định hướng đến 2030) có:

  • Tốc độ tăng trưởng 15% tới năm 2025 và 20% tới năm 2030
  • Tỷ trọng đóng góp GRDP đến năm 2025 là 10% và 12% tới năm 2030
  • Chi phí logistics so với GDP kéo giảm xuống khoảng 10 – 15% tới năm 2025

Giai đoạn tới năm 2030 và tầm nhin tới năm 2045 là động lực quan trọng của thành phố để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh – quốc phòng vùng Đông Nam Bộ

Theo các chuyên gia, TP HCM cần tập trung xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn với cảng hàng không quốc tế Long Thành, phát triển hệ thống logistics cảng và trung chuyển quốc tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu và TP HCM.

Nguồn: https://vneconomy.vn/tp-hcm-dung-dau-ca-nuoc-ve-nang-luc-canh-tranh-logistics.htm

Có thể bạn quan tâm: Bản tin logistics hàng không số 36 (Mới nhất)

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS