Nhu cầu thuê kho bãi tại Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh nhờ làn sóng đầu tư của các công ty nước ngoài vào trong nước, sự phát triển của ngành thương mại điện tử và hoạt động sản xuất – kinh doanh phục hồi sau Covid.
I. Nhu cầu thuê kho bãi đông lạnh và chuỗi cung ứng hàng lạnh
Hiện nay, 53,7% doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cung cấp dịch vụ kho bãi. Dịch vụ kho bãi tiếp tục là một trong những dịch vụ cung cấp chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Vấn đề được quan tâm hiện nay là công nghệ quản lý kho và vốn đầu tư phát triển kho bãi nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất và xuất nhập khẩu, nhất là kho đông lạnh và dây chuyền cung ứng hàng đông lạnh.
Năm 2021, hàng loạt chuỗi cung ứng lạnh mở thêm cơ sở tại các quốc gia, cũng như chú trọng nhiều hơn đến mức độ an toàn và khả năng thích ứng trong bối cảnh mới. Đây là lĩnh vực mà các doanh nghiệp logistics cần tập trung phát triển với sự hỗ trợ của Nhà nước.
Đối với Việt Nam, ngành thủy sản đang được hầu hết các công ty lớn có quy mô cấp vùng chú trọng đến việc đầu tư vào chuỗi cung ứng lạnh. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là lĩnh vực lớn thứ 3 trên thế giới, là ngành chiếm nhiều diện tích kho lạnh nhất. Trong giai đoạn đỉnh dịch, 30 - 50% đơn hàng xuất khẩu thủy sản đã bị hủy, dẫn đến tồn kho leo thang và các kho lạnh phải hoạt động tối đa công suất.
Hầu hết chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam hiện được điều hành bởi các nhà cung cấp vừa và nhỏ, cũng như không tập trung. Do vậy, đầu tư vào trung tâm kho lạnh vẫn là một lĩnh vực có dư địa lớn. Hơn nữa, mảng logistics lạnh (trong đó có kho lạnh) ở Việt Nam là phân khúc ngách của ngành logistics, nhưng đang phát triển “nóng” nhất. Trước khi có dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mảng này đã ở mức 11%-12%. Thực tế, nguồn cung kho lạnh chủ yếu tập trung ở khu vực phía nam do nhu cầu lớn, với khoảng 60% thị phần được nắm giữ bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn cung bị hạn chế. Nhất là yêu cầu kho lạnh trong khi vận tải biển gặp khó khăn.
Nhu cầu tăng đột biến đồng nghĩa với việc nhiều doanh nghiệp logistics phải tăng tốc đổi mới, ứng dụng công nghệ mới để bắt kịp các xu hướng và yêu cầu của khách hàng. Logistics chuỗi lạnh đặc biệt phải tìm cách để tăng hiệu quả trong quá trình vận chuyển.
>>> Tham khảo thêm vệ mô hình kho lạnh gắn liền với chuỗi cung ứng lạnh điển hình
Nhu cầu ngày càng tăng đối với dịch vụ logistics chuỗi lạnh trong ngắn hạn sẽ tập trung vào nhóm dự trữ thực phẩm, dược phẩm và vắc-xin Covid-19. Với vai trò đặc biệt quan trọng của vắc-xin, logistics chuỗi lạnh sẽ là một phần quan trọng để đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Tính đến tháng 9/2021, cả nước có 48 kho lạnh với công suất 600.000 pallets. Trong đó miền Nam có 36 kho lạnh với công suất 526.364 pallets. Miền Trung có 1 kho lạnh với công suất 21.000 pallets và miền Bắc có 11 kho lạnh với công suất 54.780 pallets. Khoảng 80% kho lạnh có tỷ lệ sử dụng cao. Tỷ lệ sử dụng kho mát thấp
Nhu cầu thuê kho ngoại quan
Kho ngoại quan là một trung tâm trung chuyển, một đầu cầu để tiếp cận thị trường trước khi đưa hàng hóa vào thị trường chính thức.
>>> Bạn đọc có thêm xem thêm khái niệm về kho ngoại quan
Tuy nhiên, vai trò các kho ngoại quan tại Việt Nam chưa thật sự được phát huy. Số lượng các kho ngoại quan trên cả nước không nhỏ, nhưng lại chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Phần lớn các kho ngoại quan đã lạc hậu, các kho được nâng cấp lại từ các cơ sở trước đây thì vốn không phải là kho chứa hàng.
Thực tế, hiện nay nhu cầu về kho ngoại quan được đầu tư các hệ thống hiện đại, có chiều sâu, chất lượng đang gia tăng, đa số đến từ các khách hàng nước ngoài. Tận dụng giá dịch vụ 3PL (ngoại trừ giá thuê kho) vẫn còn khá cạnh tranh ở thị trường Việt Nam, các khách hàng nước ngoài thường thuê kho ngoại quan để làm trung tâm phân phối đối với hàng xuất khẩu nhờ vào tính linh động của loại hình kho này. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có chính sách phát triển bền vững, có khả năng thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng.
Mặt khác, đây cũng là điều kiện cho các kho nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo sự đồng bộ với xu hướng chung nhằm tạo ra một thị trường kho ngoại quan đồng đều, có tính cạnh tranh nhất định trong khu vực.
Nhận thấy sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực kinh doanh kho ngoại quan và nhu cầu ngày càng cao của thị trường về loại hình này, ngành hải quan đã và đang tập trung cải tiến nhiều vấn đề liên quan đến quy trình giám sát quản lý, từng bước áp dụng công nghệ thông tin để đơn giản hóa thủ tục. Điều này góp phần nâng cao giá trị dịch vụ của loại hình kho ngoại quan, đồng thời cũng tạo ấn tượng tốt về sự thay đổi tích cực, qua đánh giá của các khách hàng nước ngoài.
Tính đến tháng 12/2020, Tổng cục Hải quan đã ban hành quyết định công nhận đối với 180 kho ngoại quan trên toàn quốc, do 22 Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý và thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan.
Về tình hình chung các kho ngoại quan hoạt động tốt tại các tuyến, địa điểm có lưu lượng hàng hóa qua lại nhiều như cảng biển (Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh…), cửa khẩu biên giới (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tây Ninh, Bình Phước…) có lượng giao thương lớn với nước giáp biên giới; một số kho ngoại quan trong nội địa phục vụ hoạt động lưu giữ hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất, khu công nghiệp (Bắc Ninh, Ninh Bình, Bình Dương, Đồng Nai…).
Có thể bạn quan tâm:
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về nhu cầu thuê kho bãi tại Việt Nam hiện tại. Nếu bạn quan tâm và muốn tư vấn thêm về các dịch vụ kho vận ALS chuyên nghiệp, đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được tư vấn sớm nhất.