Thị trường bất động sản công nghiệp miền Bắc đón nhiều tin vui

17.03.2023

Các khu công nghiệp phía Bắc đang có những điểm tích cực về dư địa phát triển lớn, giá thuê đất hợp lý, vì thế đang thu hút dòng vốn ngoại.

Những tín hiệu tích cực

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến ngày 20/02/2023, tổng vốn FDI đạt gần 3,1 tỷ USD, giải ngân được 2,55 tỷ USD, trong đó bao gồm vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh, góp mua cổ phần, mua phần vốn góp. 

Cụ thể, nguồn vốn FDI đến từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ, nước dẫn đầu nguồn vốn là Singapore với 978,4 triệu USD, chiếm 31,6% tỷ trọng vốn đầu tư vào Việt Nam, xếp sau là Đài Loan với 407,1 triệu USD, chiếm 13,1%, đứng thứ 3 là Hà Lan với 369 triệu USD, chiếm 11,9%, các nước khác bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Thuỵ Điển,…

Trong số 39 tỉnh, thành phố đón nhận dòng vốn FDI, Bắc Giang là tỉnh dẫn đầu với tổng vốn đăng ký trên 824,3 triệu USD, chiếm 26,6%, tăng 8,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái

Đáng nói, Quảng Ninh vào tháng 1/2023 xếp 13/53 tỉnh, thành phố về thu hút vốn FDI, thì đến tháng 2/2023 tỉnh này đã tăng 9 bậc, vượt Đồng Nai để vào trong top 4 tỉnh, thành thu hút FDI cao nhất trong 2 tháng đầu năm 

Nguyên do bởi Quảng Ninh đã có thêm nhiều thương vụ và dự án đăng ký mới. Ví dụ như Pegatron – Công ty sản xuất linh kiện xe điện Tesla và lắp ráp Iphone của Đài Loan đã đưa nhà máy tại Quảng Ninh vào hoạt động 

Hoặc như Amkor Technology – Công ty chuyên sản xuất thiết bị bán dẫn của Mỹ dự kiến sẽ mở nhà máy tại khu vực phía Bắc. Một đối tác khác của Apple là Goertek cũng ký biên bản ghi nhớ thuê 62,7ha Khu công nghiệp Nam Sơn, Bắc Ninh. Ngoài ra còn có Foxconn cũng thuê thêm 45ha tại Khu công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang với giá 62,5 triệu USD, thời hạn đến tháng 2/2057

Các khu công nghiệp phía Bắc đang được chú ý trong thị trường bất động sản công nghiệp, khu công nghiệp xuất phát từ những lợi thế cạnh tranh về dư địa phát triển lớn, theo nhiều đánh giá của các chuyên gia trong ngành, thị trường khu công nghiệp phía Bắc có khả năng sẽ dẫn dắt thị trường trong thời gian tới. 

Lợi thế về giá

Được biết, thị trường phía Nam trước đây hấp dẫn các nhà đầu tư FDI hơn, dẫn đến sự phát triển nhanh và mạnh nên dự địa ở khu vực này ngày càng thu hẹp. Cùng với đó, chi phí thuê đất tại các khu công nghiệp phía Nam cũng tăng và hiện đã cao hơn so với phía Bắc

Từ báo cáo của Cushman & Wakefield Việt Nam về “Báo cáo cạnh tranh chi phí khu công nghiệp Nam – Bắc”, giá thuê sơ cấp đất công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ở mức 159 USD/m2 cho 1 chu kỳ thuê, cao hơn 42% so với phía Bắc ở ngưỡng 112 USD/m2

TP Hồ Chí Minh hiện có mức giá thuê cao nhất các tỉnh phía Nam với 300 USD/m2 cho 1 chu kỳ thuê, đây cũng là đỉnh giá thue đất công nghiệp của cả nước, cao hơn 28% so với Hà Nội ở mức 235 USD/m2

Theo một báo cáo khác từ CBRE cũng chỉ ra giá thuê đất công nghiệp bình quân ở thị trường câp 1 của khu vực phía Nam  tăng 8 – 13% theo năm, đạt 166 USD/m2 tính trên kỳ hạn thuê còn lại. Còn đối với thị trường cấp 1 phía Bắc ở mức 120 USD/m2 cho kỳ hạn thuê còn lại, tăng 11% so với năm ngoái, thấp hơn 38% các thị trường phía Nam 

Theo CBRE, các tỉnh phía Bắc có lợi thế là vị trí gần Trung Quốc và giá thuê cạnh tranh, nhờ vậy mà các khu công nghiệp có lợi thế trong xu hướng chuyển dịch sản xuất và chiến lược Trung Quốc +1 của nhiều công ty sản xuất vài năm trở lại đây

Đáng kể nhất là các địa phương: Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng hiện đang dẫn đầu về mức thu hút FDI 

Theo chia sẻ của ông Trần Khánh Quang – TGĐ của Việt An Hoà: sự chênh lệch giá thuê đất công nghiệp phản ánh lịch sử phát triển khu công nghiệp giữa 2 miền và khoảng cách về tốc độ phát triển. 

Mức giá thuê đất công nghiệp của phía Nam cao hơn là do thị trường này phát triển sớm và lâu đời hơn. Đối với phía Bắc, nhờ đi sau nên quy hoạch công nghiệp đồng bộ và bài bản hơn, giá thuê ở mức vừa phải. 

“Nhờ vào sự thuận lợi của hệ thống cơ sở hạ tầng, các dự án khu công nghiệp có cơ hội phát triển rộng và trải dài từ Hà Nội đến các cảng biển, đi qua nhiều tỉnh thành phố. Điều này giúp miền Bắc có nhiều quỹ đất hơn trong việc phát triển khu công nghiệp tương lai. Từ đó gia tăng nguồn cung và giữ giá thuê ổn định, tính cạnh tranh cao hơn.

Trong khi đó, nguồn cung đất khu công nghiệp tại miền Nam vẫn chủ yếu tập trung tại các tỉnh lân cận TP. Hồ Chí Minh, hoặc cảng Cái Mép và càng Cát Lái. Điều này khiến cho khu vực miền Nam có thể bị thiếu hụt quỹ đất sẵn sàng cho phát triển công nghiệp, và là nhân tố đẩy giá thuê tăng cao”, ông Quang cho biết.

Cũng theo ông Quang, nhìn chung bất động sản công nghiệp là điểm sáng của thị trường bất động sản đang đầy khó khăn kéo dài, phân khúc này được chuyên gia dự đoán sẽ dẫn dắt thị trường sắp tới. 

Nguồn: https://tapchitaichinh.vn/thi-truong-khu-cong-nghiep-phia-bac-lien-tuc-don-tin-vui-dau-nam-2023.html

Theo dõi và thu thập thêm nhiều thông tin chính xác, hữu ích về thị trường Logistics Việt Nam tại ALS.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS