Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không toàn cầu tăng vào tháng 6

12.07.2024

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trong tháng 6 được đo bằng trọng lượng tính phí đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp tục xu hướng tăng trưởng từ đầu năm 2024.

Thị trường hàng hóa hàng không toàn cầu đang chuẩn bị cho một quý 4 "nóng"do giá cước tăng cao. Theo phân tích của Xeneta, những người gửi hàng và các công ty giao nhận nếu không chuẩn bị kịp cho mùa cao điểm năm nay thì có thể sẽ gặp nhiều khó khăn trước sự biến động của thị trường.

Mặc dù nhu cầu trong tháng 6 tăng mạnh, trong khi nguồn cung hàng hóa chỉ tăng 3%, dẫn đến hệ số tải động toàn cầu tăng 4%. Các doanh nghiệp hiện đang lập kế hoạch chiến lược để đối phó với những thách thức và cơ hội tài chính trong quý 4 sắp tới. 

Niall van de Wouw - Giám đốc Airfreight của Xeneta cho biết: “Sự gia tăng nhu cầu trong tháng 6 không quá bất ngờ và chúng tôi dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng đến hai con số trong tháng 7 và tháng 8 do nhu cầu thấp trong cùng kỳ năm ngoái. Hệ thống toàn cầu đang hoạt động ổn định ở mức này – nhưng đây có thể là sự yên tĩnh trước cơn bão về giá cước vận chuyển hàng không.”

Ông cũng cho biết đã có thông tin rằng một số hãng hàng không và đơn vị giao nhận đang lên kế hoạch áp dụng phụ phí mùa cao điểm vào cuối tháng 8. Có sự đồng thuận rằng quý 4 sẽ rất sôi động với thị trường hàng không tại nhiều khu vực ở châu Á.

“Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng nhu cầu năm nay sẽ thấp hơn trong nửa cuối năm 2024. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có kế hoạch công suất cho quý 4, có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Người gửi hàng sẽ phải chi trả phí nhiều hơn trong suốt quý 4, nhưng câu hỏi là sẽ tăng bao nhiêu,” ông chia sẻ thêm

Theo Niall van de Wouw, các quy tắc "trò chơi" đã trở nên rõ ràng với các điều kiện tuân thủ nghiêm ngặt. Những người gửi hàng và các công ty giao nhận có thỏa thuận năng lực trong các thị trường "khó khăn" sẽ giảm được rủi ro, trong khi những ai phụ thuộc vào thị trường giao ngay sẽ phải trả phí cao.

Năm 2023, thị trường không dự đoán được nhu cầu, nhưng năm nay thì khác. Những người gửi hàng có thỏa thuận năng lực sẽ chuẩn bị tốt hơn, nhưng nếu vượt quá ngưỡng thỏa thuận, họ sẽ phải trả giá thị trường. Trên thị trường giao ngay ngắn hạn, có thể tăng 50% so với hiện tại khi thị trường nóng lên. Các hãng hàng không sẽ chiến lược hóa việc giữ lại công suất để bán với giá cao khi nhu cầu tăng đột biến.

Ba yếu tố chính thúc đẩy giá cước vận chuyển hàng không trong tháng 6 là: sự bùng nổ thương mại điện tử, gián đoạn vận chuyển đường biển do xung đột ở Biển Đỏ và sự cải thiện trong hoạt động sản xuất toàn cầu. 

Giá cước vận chuyển hàng không tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,62 USD/kg. So với tháng trước, giá cước tăng 2% khi nhu cầu tăng 4%, vượt qua khả năng cung cấp. Các tuyến từ Đông Nam Á đến châu Âu và Mỹ tăng mạnh nhất, đạt 3,65 USD/kg và 5,32 USD/kg.

Ngược lại, thị trường hàng hóa xuất phát từ Trung Quốc chững lại khi giá cước từ Trung Quốc đến châu Âu và Mỹ giảm 1%, xuống còn 4,09 USD/kg và 4,80 USD/kg. Giá cước từ châu Âu đến Mỹ giảm 4% xuống còn 1,69 USD/kg do sự gia tăng công suất từ các chuyến bay chở khách mùa hè.

Dự báo trước, có nhiều bất ổn trong thị trường. Chỉ số PMI sản xuất gần đây cho thấy sản lượng sản xuất tăng chậm hơn, và đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm lần đầu tiên sau ba tháng. Mặc dù lạm phát đang hạ nhiệt, doanh số bán lẻ vẫn thấp ở Mỹ và châu Âu.

Với sự biến động của thị trường và tiềm năng tăng giá cước hàng không vào quý 4, người gửi hàng đang điều chỉnh lại thời hạn hợp đồng ưa thích của họ.

Trong quý 2 năm 2024, tỷ lệ ký hợp đồng kéo dài hơn sáu tháng đã tăng lên 28%, cho thấy người gửi hàng đang chuyển sang hợp đồng dài hạn để tránh biến động giá cước vào mùa cao điểm cuối năm. Số lượng hợp đồng ba tháng giảm, cho thấy sự lo ngại về việc đàm phán lại giá cước trước mùa cao điểm. Các công ty giao nhận cũng giảm mua hàng trên thị trường giao ngay, chiếm 42% tổng thị trường, giảm 3% so với năm trước.

Van de Wouw cho biết: "Nếu không phải bây giờ thì sẽ không còn lúc nào để có thể xem xét các hợp đồng dài hạn. Với sự hỗn loạn của vận chuyển đường biển, sự gia tăng hoạt động sản xuất và lo ngại bỏ lỡ cơ hội, việc cân bằng giữa hợp đồng ngắn hạn và dài hạn đang là mối quan tâm chung. Khi đến tháng 9, chi phí vận chuyển hàng hóa từ Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng mạnh."

Nguồn: https://www.stattimes.com/air-cargo/global-volumes-rise-again-in-june-as-market-indicates-a-hot-q4?infinitescroll=1 

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS