Tăng cường mối liên kết ngành Logistics

05.07.2023

Logistics đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu phát triển nền kinh tế Quốc dân. Phát triển Logistics đồng nghĩa với việc hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế. Để thúc đẩy Logistics phát triển, các chuyên gia cho rằng, chúng ta cần tăng cường các mối liên kết trong ngành.

Vai trò của Logistics trong nền kinh tế

Trong hội thảo mới đây với chủ đề "Logistics thúc đẩy liên kết ngành và nâng cao chuỗi giá trị", ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết:

“Nếu ví nền kinh tế như 1 bộ máy thì Logistics giống như dầu bôi trơn cho bộ máy đó được vận hành một cách thông suốt. Nền kinh tế chỉ có thể hoạt động nhịp nhàng khi chuỗi Logistics hoạt động một cách liên tục”.

Vai trò của Logistics đang ngày càng được đề cao hơn. Nó là nhân tố hỗ trợ cho dòng chu chuyển hàng hóa trong các giao dịch kinh tế, cũng như hỗ trợ hoạt động lưu thông cho hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ, …

Bên cạnh những kết quả đạt được thì Logistics nước ta vẫn còn chưa phát triển được hết tương xứng với tiềm năng của địa phương, hạ tầng Logistics thiếu tính kết nối, đồng bộ, chi phí Logistics cao, chất lượng chưa ổn định, …

Việt Nam cũng đang thiếu những doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp hàng đầu tạo ra và nắm bắt xu hướng, thúc đẩy Logistics chung phát triển.

Bên cạnh đó, sự thiếu liên kết giữa các bên của chuỗi cung ứng cũng như các bên liên quan cũng khiến cho Logistics nội địa của chúng ta gặp nhiều hạn chế. Điều này có thể thấy rõ qua tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ Logistics ở Việt Nam còn ở mức rất thấp.

Chuyển đổi số cho ngành Logistics?

Ông Nguyễn Công Cường, Phó chủ tích Hiệp hội Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nôi (HAMI) cho biết:

“Logistics của chúng ta còn thiếu đồng bộ, điều này gây ra nhiều gián đoạn và lãng phí trong quá trình vận chuyển. Đây cũng chính là yếu tố nảy sinh ra nhiều bất cập như ùn tắc giao thông, thiếu cơ sở hạ tầng, tăng thời gian và chi phí vận chuyển, khó ban hành các quy định quản lý rõ ràng, …

Xuất phát là một doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, qua trải nghiệm thực tế, ông Cường cũng thấy rằng hạ tầng bến bãi, đường xá cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý và vận chuyển hàng hóa. Hạ tầng thiếu, chất lượng chưa đảm bảo khiến gây ra những hạn chế và trì hoãn trong hoạt động Logistics. Tuy nhiên để nâng cấp hạ tầng thì lại cần đòi hỏi những chi phí đầu tư lớn.

Để thúc đẩy phát triển ngành Logistics, thời gian tới, các bên liên quan tích cực triển khai:

- Hoàn thiện chính sách, cơ chế, cải thiện môi trường kinh doanh

- Hoàn thiện kết cấu hạ tầng Logistics

- Tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

- Tăng cường mối liên kết ngành

- Tăng cường liên kết các cùng kinh tế (giữa vùng và nội vùng trong xây dựng hệ thống Logistics)

- Tăng cường kết nối giữa các Bộ Ban Ngành, địa phương trong việc thực thi chinh sách Logistics cũng như kết nối doanh nghiệp vs địa phương

- Tăng cường liên kết giữa các hiệp hội, tổ chức Logistics với các hiệp hội ngành hàng, sản xuất kinh doanh, nhà trường doanh nghiệp tạo nên hệ sinh thái Logistics bền vững

Có như vậy Việt Nam mới có thể xây dựng một Quốc gia dịch vụ Logistics thống nhất và vững mạnh.

Source: https://thanglong.chinhphu.vn/tang-cuong-hon-nua-moi-lien-ket-nganh-logistics-103230630105937027.htm

Bài viết được ALS tổng hợp và lược dịch từ trang Cổng thông tin Chính Phủ đánh giá về việc phát triển các dịch vụ Logistics Quốc gia trong những năm tới. Chúng tôi thường xuyên tổng hợp các tin tức nóng hổi nhất về thị trường Logistics Hàng không nói riêng và Logistics nói chung trên các bản tin được cập nhật hàng tuần trên website của mình.

Quý bạn đọc quan tâm có thể theo dõi các tin tức mới khác tại: https://als.com.vn/tin-tuc/thi-truong-logistics.

Đọc thêm: Bản tin logistics hàng không số 18 (Mới T7.2023)

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS