Sự hồi phục trong hoạt động kinh doanh ngành hàng không

09.05.2023

Các hãng hàng không trong nước đều đang lên kế hoạch mở rộng nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường khi hồi phục trở lại cũng như mở mới trong thời gian tới.

Trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 4/5 vừa qua, cổ phiếu của các hãng hàng không Việt Nam có xu hướng tăng mạnh mẽ trở lại. Đặc biệt là cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines có một phiên tăng trần vào ngày 4/5. Theo các chuyên gia và nhà đầu tư, đây là những dấu hiệu tích cực phản ánh một phần bức tranh kết quả kinh doanh quý I tươi sáng hơn của ngành hàng không trong nước.

Báo cáo tài chính của các đơn vị công bố cho thấy:

- Vietjet đã lãi trở lại

- Vietnam Airlines giảm lỗ

- Bamboo Airway gần như tiến tới điểm hòa vốn

- Vietravel tiếp tục theo đuổi chiến lược mở rộng đội bay của mình

Cụ thể, khi đi sâu vào những số liệu chi tiết, chúng ta thấy:

- Vietjet ghi nhận mức doanh thu hợp nhất và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt là: 12.898 tỷ đồng và 173 tỷ đồng. Riêng mảng vận chuyển hàng không đạt 12.880 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 168 tỷ đồng, xác nhận mức tăng 286% và 320% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu các hoạt động phụ trợ khác đóng góp khoảng 33% tổng doanh thu của hãng này.

- Đối với Vietnam Airlines (VNA), hãng hàng không này ghi nhận lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp và lỗ hợp nhất giảm mạnh lần lượt là 137 tỷ đồng (giảm 94%) và 37 tỷ đồng (giảm 99%) so với cùng kỳ năm trước.

- Bamboo Airway dù chưa công bố con số cụ thể tuy nhiên hãng ghi nhận tải phục vụ không ngừng tăng với tỷ lệ lấp đầy cao. Hãng thông báo gần đạt tới điểm hòa vốn trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Trong quý Bamboo thực hiện thành công 11.600 chuyến bay an toàn, chở gần 2.500.000 hành khách vs tỷ lệ lấp đầy đạt gần 94%.

Dù kết quả phục hồi rất tích cực, song nhóm phân tích của Công ty chứng khoán SSI vẫn có những nhận định thận trọng về khả năng phục hồi của các doanh nghiệp ngành hàng không.

Cụ thể, SSI phân tích: “Sự phục hồi lợi nhuận sẽ còn mất thêm nhiều thời gian nữa, điều này xuất phát từ việc cạnh tranh, áp lực về chi phí nhiên liệu”.

Tuy nhiên, công ty này cũng kỳ vọng, khi thực hiện nhiều chuyến bay Quốc tế hơn, các hãng hàng không trong nước sẽ giảm cạnh tranh về giá, hạ chi phí giá vốn và giảm rủi ro biến động chi phí nhiên liệu vào cuối năm 2023.

Tại thời điểm này, VNA đã khôi phục lại hoàn toàn đường bay nội địa và 90% số đường bay quốc tế so với thời điểm trước dịch. Vietjet mở thêm 4 đường bay nội địa, 6 đường bay Quốc tế nâng tổng số đường bay của hãng này lên 105 đường bay.

Mới đây nhất, Bamboo Airways cũng đã hoàn thành kết nối mạng lưới 22 sân bay nội địa và khai thác trở lại 14 đường bay quốc tế thường lệ. Vietravel hướng tới tăng số đường bay thường lệ lên 13 đường bay.

Hy vọng đây là những dấu hiệu tích cực, báo hiệu cho sự hồi phục mạnh mẽ trở lại của hàng không Việt Nam trong thời gian tới.

Theo dõi và thu thập thêm nhiều thông tin chính xác, hữu ích về thị trường Logistics Việt Nam tại ALS. 

(Bài viết được tổng hợp và lược dịch từ vtv.vn - https://vtv.vn/kinh-te/buc-tranh-ket-qua-kinh-doanh-nganh-hang-khong-sang-dan-20230504193153923.htm).

Có thể bạn quan tâm: Bản tin logistics hàng không số 10

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS