“Sóng” logistics rẽ hướng sang Châu Á

23.02.2023

Hàng loạt những dự án đầu tư vào hạ tầng Logistics lớn cho thấy xu hướng dịch chuyển của hàng hóa cũng như tầm quan trọng ngày càng tăng của Châu Á trong bản đồ Logistics thế giới.

Các dự án Logistics khổng lồ được xây dựng ở Châu Á?

Nhắc tới những siêu dự án khổng lồ, chúng ta không thể không nhắc đến Siêu cảng Tuas. Theo ước tính, dự án này có tổng kinh phí xây dựng lên tới 15 tỷ USD.

Khi được hoàn thiện vào năm 2040, Tucas sẽ là cảng container lớn nhất thế giới.

Đây là một trong nhiều “canh bạc” đặt cược khổng lồ của ngành Logistics vào tầm quan trọng của khu vực Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.

Dự báo cho thấy, 5 nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á bao gồm: Thái Lan, Indonesia, Singapore, Phillipines, Malaysia sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng và khối lượng giao thương lớn nhất trong giai đoạn 2022 – 2027. 

Bản đồ thương mại toàn cầu cũng như các nút hạ tầng Logistics quan trọng của thế giới sẽ được cấu trúc lại toàn bộ.

Các công ty Logistics có xu hướng sáp nhập để tổ chức hoạt động trở nên hiệu quả hơn, hạn chết việc tổ chức phình to ra. Đấy là lý do vì sao, chúng ta được chứng kiến hàng loạt các thương vụ mua lại chấn động:

- Tháng 4/2022, PSA mua lại BDP International (hãng giao nhận hàng hóa Mỹ chuyên quản lý chuỗi cung ứng) với giá hàng tỷ USD

- Trong 2 năm qua, DP World (UAE) đã mua lại Imperial Logistics (Nam Phi) và Syncreon (Mỹ) với giá lần lượt là 890 triệu USD và 1,2 tỷ USD

- …

Bên cạnh việc tinh gọn, các công ty cũng rốt ráo bổ sung thêm công suất mới. Có nhiều cách để thực hiện điều này. Ví dụ như:

- Siêu cảng Tucas chi khoảng 1,8 tỷ USD để đổ đất lấn biển (tuy nhiên cảng biển quá sâu sẽ khó mà hiện thực được theo phương án này)

- Một số các doanh nghiệp lựa chọn xây cảng trong đất liền. Đây là lý do tại sao, các cảng cạn đang trở thành xu hướng phát triển mới. Hàng hóa sẽ được xếp vào container trước đễ sẵn sàng chất lên tàu khi đến bến mà không phải lưu nhiều ngày. Việc này sẽ giảm tải cho các Terminal – Khu vực dành riêng để xếp dỡ hàng hóa.

Trong năm 2016, PSA đã liên doanh với các hãng đường sắt Trung Quốc để vận hành hệ thống các cảng cạn tại Quốc gia tỷ dân này.

Và ngay mới đây thôi, dự án cảng container nội địa Vietnam SuperPort trị giá 300 triệu USD của liên doanh IFC vs YCH (Singapore) và T&T Group VietNam đã được triển khai, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2024.

Sự chuyển dịch sóng ngành Logistics sang khu vực Á Châu?

Làn sóng đầu tư vào các cảng cạn ở Châu Á cũng phần nào thể hiện xu hướng di chuyển trục Logistics sang Châu Á.

Trước đây, giao thương châu Á chỉ là một chiều, container chở đầy hàng hóa sản xuất bởi nhân công Châu Á giá rẻ được đưa sang các nước phát triển, còn chiều về chủ yếu là các container rỗng.

Đến cuối thập niên 90, hơn 70% giá trị hàng hóa xuất khẩu Châu Á được đưa đi khắp thế giới. Ngày nay, Châu Á đã là một thị trường tiêu thụ khổng lồ khi gần 60% hàng hóa châu Á được lưu thông trong nội khu. Các hãng Logistics như PSA đang đặt cược  tỷ lệ này còn tăng với siêu dự án cảng Tuas.

CBRE dự báo châu Á (bao gồm Trung Quốc) sẽ chiếm 90% tăng trưởng mua sắm trực tuyến toàn cầu giai đoạn 2021-2026. Để đáp ứng nhu cầu này, cần có 130 triệu m2 hạ tầng logistics mới.

Đây chính là những cơ sở cho cơn sốt đầu tư vào hạ tầng Logistics, kho bãi, trung tâm phân phối, xử lý đơn hàng ở Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng bùng nổ gần đây. JWD Infologistics (Thái Lan) đã lên kế hoạch tăng đầu tư vốn lên hơn 50% trong 3 năm tới với trọng tâm là các quốc gia lân cận. Theo CEO của hãng Logistics này, công ty sẽ dành khoảng hơn 276 triệu USD để đầu tư cơ sở vật chất và thực hiện các thương vụ thâu tóm tài sản ở Đông Nam Á từ giờ cho tới năm 2025.

Tập đoàn đầu tư bất động sản Logistics GLP (Singapore) đã công bố quỹ 1,1 tỷ USD tập trung vào Việt Nam và 3.7 tỷ USD tập trung vào Nhật.

Ấn Độ cũng dự báo được hưởng lợi khi các nhà sản xuất toàn cầu dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.

Các tập đoàn hàng hóa cũng xoay trục dần và đặt trọng tâm vào Châu Á. Tháng 10/2022, Mediterranean Shipping Company (MSC), hãng tàu container lớn nhất thế giới về công suất đã công bố 5 dịch vụ dành riêng cho thị trường Châu Á. Trước đó, MSC công bố liên doanh trị giá 6 tỷ USD với chính quyền TP. HCM để xây cảng biển lớn nhất Việt Nam vào năm 2027.

Xu hướng đầu tư này vẫn tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Trên đây là điểm tin nhanh về “Sóng” Logistics rẽ hướng sang Châu Á. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Theo dõi và thu thập thêm nhiều thông tin chính xác, hữu ích về thị trường Logistics Việt Nam tại ALS.

(Bài viết được tổng hợp từ báo nhipcaudautu.vn).

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS