Phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại

17.02.2023

Với tiềm năng và vị trí địa lý chiến lược, Hải Phòng có vô cùng nhiều cơ hội để tăng tốt phát triển trở thành một trung tâm Logistics Quốc tế hiện đại, một trong những ngọn cờ đầu thúc đẩy kinh tế cả nước.

Những tín hiệu tích cực lạc quan

Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị được thông qua mới đây về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông hồng đến năm 20230, tầm nhìn đến 2045 tạo nhiều cơ hội cho Hải Phòng và các vùng phụ cận.

Năm 2022 vừa qua, Hải Phòng để lại nhiều dấu ấn nôi bật:

- Mức GRDP tăng trưởng 12,32%, cao hơn gấp 1,5 lần so với mức trung bình chung của cả nước (Đứng thứ 2 ở vùng đồng bằng sông Hồng)

- Kim ngach xuất khẩu đạt 29 tỷ USD, tăng 10.56%

- Chỉ số sản công nghiệp (IIP) tăng 14.5%

- Lượng khách du lịch đạt 7 triệu lượt, tăng 88,17%

- Sản lượng hàng hóa qua các cảng vượt mức 168 triệu tấn, tăng 11.85%

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 2.5 tỷ USD

- Tổng thu ngân sách của tỉnh lần đầu tiên vượt mức 100.000 tỷ đồng (106.000 tỷ đồng) đứng thứ 4 cả nước

Tất cả những điều trên là cơ sở để Hải Phòng có thêm những nguồn lực, dư địa để đầu tư phát triển các dự án trị giá, … để tiếp tục tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn nữa.

Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của năm 2021 đã vượt lên vị trí thứ 2/63 tỉnh thành cả nước.

Thành phố cũng bứt phá lên ngôi vị đầu về chỉ số cải cách hành chính số 2021.

Theo ông Nguyễn Hoàng Long, Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Hải Phòng có trao đổi:

- Thời gian qua Hải Phòng đã tiên phong khởi xuống nhiều dự án hợp tác, ký kết phát triển kinh tế - xã hội vùng quan trọng như hợp tác phát triển vùng trọng điểm Bắc Bộ, Vùng đồng bằng Sông Hồng, Thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương;

- Thành phố cũng thực hiện nhiều dự án đầu tư hạ tầng kết nối, giao thông liên vùng có thể kể đến như: Cầu Quang Thanh, Cầu Dinh, Cầu Sông Hóa, Cầu Bến Rừng, Cầu Lại Xuân.

Hướng tới trở thành “động lực phát triển kinh tế vùng”

Nghị quyết số 30-NQ/TW có định hướng đưa Hải Phòng trở thành trung tâm Logistics quốc tế hiện đại, đưa khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hàng đầu, mang tầm cỡ quốc tế, trở thành cửa ngõ lưu thông hàng quan trọng của khu vực Đông Nam Á.

Để đạt được những mục tiêu đó, theo ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tích UBND thành phố Hải Phòng cho rằng:

- Trung ương cần có những cơ chế, chính sách đặc thù cho Hải Phòng phát triển

- Thành phố cần đầu tư sớm tuyến đường sắt duyên hải Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Ninh Bình, tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng ra Cảng Cửa ngõ Lạch Huyện (bao gồm nhánh rẻ ra Cảng Đình Vũ)

Cũng theo ông Tùng, Hải Phòng sẽ cần tập trung ưu tiến phát triển kinh tế của thành phố thông qua hai giải pháp:

1. Tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp

Thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp.

Với tỷ trọng chiếm tới 49% GRDP thành phố (thống kê năm 2022), theo ông Lê Trung Kiên – Trưởng ban khu kinh tế Hải Phòng cho hay:

“Trong năm 2023, chúng ta sẽ cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng kế cấu hạ tầng các khu công nghiệp như: Nam Đình Vũ ½, Tiên Thanh, VSIP, Cầu Kiền, Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng, … đồng thời hoàn thiện các thủ tục cho các khu công nghiệp mới Thủy Nguyên, Tràng Duệ 3, Giang Biên 2, Nam Tràng Cát. Đầu tư mới các dự án khu công nghiệp Vinh Quang, An Hòa và Tân Trào.

Hạ tầng công nghiệp cũng cần chú trọng, theo đó, Hải Phòng cần tập trung nguồn lực đầu tư các dự án hạ tầng kết nối các khu, cụm công nghiệp ví dụ tuyến đường vành đai 2 và 3, …

2. Tăng tỷ trọng đóng góp của khu thương mại – dịch vụ

Thống kê trong năm 2022 cho thấy, khu vực thương mại – dịch vụ (đặc biệt trong lĩnh vực cảng biển, Logistics, du lịch) đang chiếm tới 37% GRDP của thành phố, chính vì thế tập trung tăng tỷ trọng khu vực này được coi là một trong mục tiêu trọng yếu cần thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng nhấn mạnh:

“Hải Phòng tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, đồng hành với doanh nghiệp, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tốc độ đầu tư các dự án lớn như các bến container số 3,4,5,6 và các bến tiếp theo thuộc Cảng Cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng. Chúng ta cũng cần nhanh chóng giải phóng mặt bằng để khởi công xây dựng Nhà ga hàng hóa, Nhà ga hàng khách số 2 – Cảng Hàng không Quốc tế Cát Bi, các dự Quốc tế du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Cát Bà và Đồ Sơn, …”

Trên đây là điểm tin nhanh về việc phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm Logistics Quốc tế hiện đại. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Theo dõi và thu thập thêm nhiều thông tin chính xác, hữu ích về thị trường Logistics Việt Nam tại ALS.

(Bài viết được tổng hợp từ báo đầu tư).

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS