Những xu hướng logistics năm 2023

06.01.2023

Khi mà ngành vận tải và logistics hồi phục sau đại dịch và những tác động đến chuỗi cung ứng toàn câu, các đơn vị hiện đang đối mặt với những thách thức mới và một viễn cảnh nền kinh tế bất định trong năm tới.

Hoạt động M&A sẽ tiếp tục diễn ra trong năm mới 

Trong suốt thời gian đại dịch, các công ty logistics có tăng trưởng doanh thu cao chưa từng có, thu hút sự chú ý từ các quỹ đầu tư tư nhân nhắm vào những đơn vị có tốc độ tăng trưởng nhanh, trong đó có cả việc chủ doanh nghiệp muốn tìm đường thoát khi mức định giá đang cao. Một số yếu tố khác cũng thúc đẩy hoạt động M&A như tình trạng nền kinh tế.

Trong báo cáo từ giữa năm bởi PwC cho biết: “Các hoạt động M&A diễn ra ở mức cao trong ngành vận tải và logistics được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tài chính 2022 khi các công ty đối mặt với nhiều vấn đề chẳng hạn như xung đột Ukraine, thiếu trang thiết bị và nguyên vật liệu, gián đoạn chuỗi cung ứng, nhiều công ty đang cân nhắt về giải pháp near-shoring (về gần quê nhà) và nỗ lực để kiểm soát chuỗi cung ứng của họ tốt hơn.”

“Kể cả khi hoạt động M&A đang chậm dần, nhưng vẫn còn đó nhiều đơn vị đang muốn sáp nhập hoặc được sáp nhập. Chúng tôi đang thấy các quỹ đầu tư tư nhân mà chưa đổ vốn không có dấu hiệu rút lui, điều này sẽ dẫn đến các cuộc sáp nhập có tính chiến lược các công ty to mua lại các công ty nhỏ hơn, đem đến khả năng tiếp cận khách hàng tốt hơn hoặc dịch vụ đa dạng hơn. Đi cùng theo hoạt động M&A là tối ưu đội ngũ lao động, vì đây là thời điểm thích hợp để kiểm tra chiến lược nhân sự và có thể bổ sung giải pháp thuê ngoài” theo ông Peter Rentschler – CEO của Metafora, đơn vị tư vấn và giải pháp công ghệ trong lĩnh vực vận tải và logistics.

Các đơn vị logistics đang mở rộng dịch vụ và đầu tư vào triển khai thông minh 

Để có lợi thế cạnh tranh và đem đến giá trị nhiều hơn cho khách hàng, các đơn vị logistics đang mở rộng các loại hình dịch vụ của họ nhiều hơn và cũng đầu tư nhiều hơn để đảm bảo các khâu tích hợp xác đáng. 

Theo cuộc khảo sát từ Accenture research với các nhân sự cấp cao trong ngành logistics, động lực cốt lõi cho sự thay đổi của ngành hiện nay là tiến hoá giá trị kỳ vọng của khách hàng. Trong báo cáo chỉ ra rằng các công ty logistics tin rằng khách hàng muốn các đơn vị đem đến các bộ logistics rộng hơn, “Hoặc là mở rộng danh mục dịch vụ dòng nguyên liệu và cả phân phối thành phẩm, hoặc là mở rộng các dịch vụ có sẵn ở các khu vực, ngành nghề hoặc phương thức vận tải khác nhau”.

Thêm vào đó, ông Rentchler cũng bổ sung thêm: “Chúng tôi đang thấy rất nhiều đơn vị dự định mở rộng thêm các loại hình dịch vụ của họ để hỗ trợ khách hàng tốt hơn, như vậy cũng là cách để tăng thêm doanh thu. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để cân nhắc về mô hình kinh doanh thay thế hoặc sáng tạo hơn, trong đó bao gồm cả thuê ngoài để giảm bớt các khoản đầu tư vào dịch vụ mới, kinh phí vốn và rủi ro”.

Từ góc nhìn của mình, ông Rentschler cho biết, các đơn ty đang trở nên sáng suốt và trưởng thành hơn, họ cũng tham khảo những bên tư vấn để chắc chắn rằng quá trình triển khai suôn sẻ, “Chúng tôi thấy có những doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ mới hoặc chuyển vai trò ra bên ngoài, họ nhận lại được 5% ROI tiềm năng từ đó do họ chưa đầu tư thích đáng cho việc triển khai. Một đơn vị cho thuê xe tải sẽ biết một xe của họ kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng họ lại bỏ qua các khoản đầu tư về công nghệ hoặc thuê ngoài để tăng thêm 10% hiệu quả cho toàn bộ mô hình kinh doanh của họ”.

Xoay vòng đơn vị vận chuyển đang bình thường trở lại

Giai đoạn đại dịch thường xảy ra tình trạng xáo trộn để tìm đơn vị vận chuyển, và khả năng xoay vòng rất khó đoán. Mặc dù tình trạng thương mại hiện nay có phần ảm đạm, nhưng khả năng xoay vòng được dự đoán sẽ trở lại bình thường và có nhiều đơn vị vận chuyển để lựa chọn hơn.

Theo bà Cassandra Gaines – CEO của Carrier Assure cho biết: Vào giai đoạn đó, sự thiếu hụt đơn vị vận chuyển đã dẫn đến dòng chảy ồ ạt các đơn vị mới nhỏ lẻ, các đơn vị môi giới và vận chuyển trung gian buộc phải thuê bất chấp chất lượng, “Những đơn vị trung gian mới tham gia vào ngành khi xuất hiện đại dịch không hiểu chu kỳ thông thường của ngành, đến hiện tại đã bắt đầu nắm được quy luật vận hành của nó. Công suất khai thác đang dần trở nên ổn định vì thế đơn vị môi giới và vận chuyển trung gian có nhiều lựa chọn hơn về các đơn vị vận chuyển phù hợp”

Các công ty sẽ tiếp tục chấp nhận giải pháp làm việc từ xa

Nhu cầu nhân sự cho ngành logistics và vận tải đang cao hơn bao giờ hết, vì thế các đơn vị đang đưa ra nhiều biện pháp khác nhau, kể cả cải thiện các đãi ngộ và văn hoá công sở để thu hút nhân sự. Làm việc từ xa đã trở nên rất quan trọng trong dịch Covid-19 và có thể vẫn là yếu tố then chốt để thu hút người lao động

Ông Brandon Bay – Phó chủ tịch của LGI cho biết: “Đại dịch đã buộc nhiều công ty thích ứng với làm việc từ xa, nó cũng sinh ra vấn đề về lực lượng lao động cơ động mà có thể dễ dàng thay đổi công việc mà không tốn công chuyển chỗ làm, chỉ cần laptop là đủ. Điều này đã khiến các công ty đầu tư nhiều hơn vào trợ cấp, các khoản khuyến khích và chế độ đãi ngộ. Áp lực giữ chân, phát triển nhóm trở nên khó khăn hơn, chính vì thế tôi nghĩ giải pháp thuê ngoài sẽ là lựa chọn mới cho các doanh nghiệp.”

Một số xu hướng khác

  • Thuê ngoài đơn vị tư vấn và nhân sự IT để triển khai công nghệ mới: Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp hiện tại đang chú trọng vào tự động hoá, chuyển đổi số và phần tích dữ liệu nên cần thu hút nhiều nhân sự giỏi về chuyển đổi các công nghệ này thành giá trị cho doanh nghiệp
  • Áp dụng công nghệ vào đạo tạo nhân sự: Nhiều đơn vị đang nhắm đến các công nghệ đào tạo vi mô, đem đến hiệu quả đáng kể và giảm thiểu thời gian nhân sự thích nghi với môi trường mới, theo báo cáo từ Gartner – Đơn vị tư vấn và nghiên cứu công nghệ tại Mỹ cho biết 20% nội dung kinh doanh (Bao gồm cả nội dung đào tạo) sẽ được thực hiện bởi AI đến năm 2025.

Nguồn: https://www.supplychainbrain.com/blogs/1-think-tank/post/36031-six-logistics-trends-to-watch-for-in-2023

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS