Nhà đầu tư kêu tắc nghẽn cửa khẩu hàng không khi đến Việt Nam

26.09.2024

Tình trạng quá tải và ùn tắc tại các cửa khẩu hàng không quốc tế Việt Nam đã gây ra nhiều bất tiện cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài khi đến tìm hiểu cơ hội đầu tư. 

Trong Chương trình Đối thoại chính sách năm 2024 với chủ đề 'Tạo động lực cho tăng trưởng bền vững, tối ưu hóa kinh tế, công nghệ và năng lượng” diễn ra ngày 18/9 tại TP.HCM, ông Trần Anh Đức – Đồng trưởng nhóm đầu tư và thương mại VBF đã đề cập đến hàng loạt thách thức mà các nhà đầu tư quốc tế thường gặp phải khi tham gia vào thị trường Việt Nam.

I. Nhà đầu tư 'kêu' tắc nghẽn cửa khẩu hàng không khi đến Việt Nam

Ông đặc biệt nhấn mạnh về việc chuyển đổi từ phương tiện vận tải truyền thống sang xe điện; sự quá tải tại các cửa khẩu hàng không quốc tế đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của các nhà đầu tư. Ngoài ra, chi phí logistics cao hơn so với các nước trong khu vực cũng là một điểm đáng lo ngại.

Ông Trần Anh Đức nhận định, để Việt Nam có thể thu hút và duy trì sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, việc cải thiện hạ tầng giao thông, giảm chi phí logistics và phát triển các giải pháp bền vững trong lĩnh vực vận tải, logistics xanh là vô cùng cần thiết.

Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, ông Nguyễn Công Hoàn thừa nhận tình trạng quá tải tại sân bay. Và cho biết đây là một trong những thách thức cần được giải quyết để cải thiện trải nghiệm cho các nhà đầu tư khi đến Việt Nam.

Chính phủ đã chỉ đạo triển khai dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 tại sân bay Tân Sơn Nhất, cùng với việc cải thiện hạ tầng giao thông kết nối xung quanh để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng. Dự kiến, nhà ga T3 sẽ có công suất phục vụ 20 triệu lượt khách mỗi năm và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trước dịp lễ 30/4/2025 để giảm bớt áp lực cho sân bay hiện tại.

Ông Seck Yee Chung, Đồng Trưởng nhóm Đầu tư và Thương mại VBF cũng phản ánh thêm những vướng mắc mà các nhà đầu tư nước ngoài gặp phải. Theo ông, đối với những ngành mà Việt Nam không có cam kết trong các điều ước quốc tế, nếu pháp luật Việt Nam không có quy định hạn chế hoặc điều kiện tiếp cận thị trường ngay cả đối với nhà đầu tư trong nước thì các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có quyền tham gia hoạt động trong các ngành đó tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, sự thiếu rõ ràng trong quy định vẫn là một vấn đề khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy e ngại.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án nước ngoài thuộc các lĩnh vực chưa có cam kết trong các điều ước quốc tế vẫn gặp nhiều khó khăn từ phía các cơ quan có thẩm quyền. Những trở ngại này không chỉ gây ra chậm trễ mà còn tiềm ẩn nguy cơ làm ảnh hưởng đến quá trình đầu tư vào Việt Nam, khiến nhiều nhà đầu tư quốc tế phải cân nhắc lại kế hoạch của mình.

Ngoài ra, ông Seck Yee Chung còn chỉ ra tình trạng quá tải công việc tại một số cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Việc tồn đọng hồ sơ đăng ký tại một số địa phương đã dẫn đến thời gian xử lý kéo dài hơn so với quy định. Đặc biệt, có những trường hợp kéo dài đến hơn một tháng chỉ để điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong khi theo quy định, thủ tục này lẽ ra chỉ cần ba ngày làm việc.

Nguồn: https://vietnamfinance.vn/nha-dau-tu-keu-ca-tac-ngen-cua-khau-hang-khong-khi-den-viet-nam-d116279.html

II. Giải pháp giảm ùn tắc cho các sân bay hàng hóa trong tương lai

1. Mở rộng và xây dựng Ga hàng hóa tại Sân bay

Nhà ga hàng hoá là mắt xích quan trọng trong chuỗi dịch vụ Logistics hàng không. Đội ngũ nhân sự phục vụ hàng hoá được đào tạo một cách bài bản. Đội ngũ nhân sự phục vụ hàng hoá được đào tạo một cách bài bản. Theo tiêu chuẩn của các tổ chức hàng không (như IATA, ICAO, ISAGO,…), đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý và các khách hàng.

Việc mở rộng và nâng cấp ga hàng hóa tại Cảng Hàng không Quốc tế là rất quan trọng; vô cùng thuận tiện cho việc kết nối và lưu thông hàng hoá.

Điểm danh các nhà ga hàng hóa hiện nay: Nhà ga hàng hóa Tân Sơn Nhất (HCM), Nhà ga hàng hóa ALS (Hà Nội), Nhà ga hàng hóa SCSC, Nhà ga hàng hóa ACSV, Nhà ga hàng hóa sân bay Cát Bi (dự kiến khởi công),…

2. Phát triển nhà ga hàng hóa kéo dài ngoài sân bay

Ga hàng hóa kéo dài (Off - Airport Cargo Terminal) là hệ thống kho bãi tách rời sân bay nhưng có các chức năng khá đầy đủ như tại sân bay bao gồm: soi chiếu an ninh; cân đo hàng hóa; thủ tục hải quan; chất xếp hàng hóa lên ULD, ...

Mô hình này là giải pháp giảm thiểu thời gian làm thủ tục bay cho hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của hàng hóa quốc tế.

Ngoài ra, hệ thống kho tại nhà ga hàng hóa kéo dài còn giúp giảm đáng kể tình trạng hàng hóa ùn tắc tại sân bay, tiết kiệm thêm chi phí và nguồn lực cho các doanh nghiệp.

Link chi tiết: https://als.com.vn/dich-vu/ga-hang-hoa-keo-dai

Cập nhật tin tức thị trường Logistics mới nhất tại đây: https://als.com.vn/tin-tuc/thi-truong-logistics

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS