Ngành logistics Việt Nam đang bước vào thời điểm mang tính bước ngoặt quan trọng, khi chuyển đổi xanh không còn là xu hướng lựa chọn, mà trở thành điều kiện bắt buộc để tồn tại, phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tại Diễn đàn “Logistics xanh – Sức bật trong biến động”, diễn ra ngày 11/7 trong khuôn khổ FIATA World Congress 2025, các chuyên gia đầu ngành, lãnh đạo doanh nghiệp và hiệp hội đã đồng loạt đưa ra những cảnh báo và khuyến nghị trước hàng loạt thách thức mà ngành logistics đang phải đối mặt:
Các rào cản kỹ thuật mới từ các thị trường lớn như Mỹ và EU, đặc biệt là thuế carbon, tiêu chuẩn ESG và cam kết Net Zero
Ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – nhấn mạnh:
“Logistics xanh đã và đang trở thành một trong những trụ cột trọng yếu trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050.”
Theo khảo sát của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VCCI), các tập đoàn đa quốc gia ngày càng siết chặt yêu cầu về “xanh hóa” toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm thiết kế, sản xuất, logistics và quản lý chất thải.
Ông Phạm Tấn Công nhận định:
“Các tiêu chuẩn như ESG, Net Zero, thuế biên giới carbon… đang trở thành hàng rào kỹ thuật bắt buộc, buộc doanh nghiệp phải chuyển đổi nếu muốn tồn tại và tiếp tục tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, logistics xanh chính là yếu tố sống còn cho doanh nghiệp Việt Nam.”
Cùng quan điểm, ông Đào Trọng Khoa – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) – cảnh báo rằng ngành logistics đang đứng trước một “ngã rẽ mang tính lịch sử”, khi toàn bộ mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu đều phải đối mặt với áp lực chuyển đổi xanh để tránh bị loại bỏ khỏi thị trường.
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Doanh nghiệp Xanh TP.HCM, chỉ ra rằng phần lớn (90%) doanh nghiệp logistics tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ – nhóm dễ bị tổn thương trước yêu cầu chuyển đổi.
“Chi phí chuyển đổi xanh là rào cản lớn. Không chỉ thiếu tài chính, mà còn thiếu nhân lực – yếu tố gần như đang ở mức khủng hoảng. Nếu bắt đầu đào tạo bài bản từ hôm nay, sẽ mất tới 20 năm để có đội ngũ đạt chuẩn,” bà Mẫu cho biết.
Theo bà, để xây dựng một nền kinh tế xanh, cần bắt đầu từ con người xanh – không chỉ là kỹ năng kỹ thuật, mà còn là văn hóa doanh nghiệp và hành vi tiêu dùng bền vững.
Ông Koen Soenens, Phó Chủ tịch Ủy ban Vận tải và Logistics thuộc EuroCham, khẳng định rằng chuyển đổi xanh không phải là một trào lưu nhất thời, mà là một chiến lược kinh doanh thông minh, mang lại giá trị lâu dài và bền vững.
Các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực như:
Tuy nhiên, ông Koen cũng chỉ rõ các rào cản lớn đang tồn tại:
Thiếu hệ thống tiêu chuẩn rõ ràng và minh bạch để doanh nghiệp áp dụng
“Chuyển đổi xanh không thể là hành động đơn lẻ. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và đối tác quốc tế mới có thể tạo ra một hệ sinh thái phát triển bền vững,” ông Koen nhấn mạnh.
Dù thừa nhận còn nhiều khó khăn về nguồn lực và công nghệ, ông Koen tin rằng đây là thời điểm vàng để Việt Nam định hình hệ sinh thái logistics hiện đại và xanh hóa toàn diện.
“Nếu có chính sách đồng bộ, minh bạch và định hướng rõ ràng, Việt Nam có thể tăng tốc mạnh mẽ. Nhưng cần nhớ rằng, chuyển đổi xanh không thể chỉ là khẩu hiệu – mà phải trở thành lợi thế cạnh tranh thực chất,” ông Koen kết luận.
Ngành logistics Việt Nam đang ở thời điểm quyết định. Việc lựa chọn tiến hành chuyển đổi xanh không chỉ là cơ hội, mà là yêu cầu tất yếu để duy trì sự hiện diện trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự cam kết từ doanh nghiệp, sự đồng hành của Chính phủ và sự hỗ trợ từ quốc tế sẽ là những yếu tố then chốt giúp Việt Nam vươn lên thành trung tâm logistics xanh, bền vững của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Source: https://vnbusiness.vn/quan-tri/nganh-logistics-dang-dung-truoc-nga-re-chuyen-doi-1108104.html
𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬