Logistics Việt Nam đang thiếu những “đầu tàu” tạo sóng

29.06.2023

Theo ông Trần Thanh Hải, Việt Nam đang thiếu những doanh nghiệp “đầu tàu” để tạo ra những xu hướng, đón sóng và phát triển các dịch vụ Logistics trong nước.

Thị trường Logistics trong nước còn bị bó hẹp?

Tại tọa đàm “Logistics thúc đẩy liên kết ngành và nâng cao chuỗi giá trị” vào ngày 28/06 mới đây, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công thương)  cho biết Logistics đã tồn tại từ rất lâu và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đời sống xã hội.

- Thống kê của World Bank cho thấy, Việt Nam đang có chỉ số Logistics LPI xếp thứ 43/155 Quốc gia và vùng lãnh thổ

- Hiệp hội Logistics Việt Nam (VLA) công bố tỷ lệ phát triển của ngành này tại nước ta đạt khoảng 14 – 16%, với quy mô khoảng 40 – 42 tỷ USD/năm.

- Số liệu của Tổng cục thống kê cho biết thêm, hiện tại nước ta đang có khoảng 43.568 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải kho bãi, trong đó các doanh nghiệp 3PL có khoảng 5.000 đơn vị. 95% số doanh nghiệp ở quy mô nhỏ và vừa.

Số liệu: Tổng cục Thống kê

Ông Hải đánh giá, hầu hết các doanh nghiệp Logistics của chúng ta mới chỉ hoạt động ở phạm vi trong nước. Số lượng các doanh nghiệp “Go Global”, có doanh nghiệp, công ty con, văn phòng đại diện ở nước ngoài rất hạn chế. Trong khi đó, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam thành lập văn phòng, chi nhánh, công ty có vốn 100% nước ngoài ở trong nước lại ngày càng tăng cao.

Thị trường hoạt động Logistics của các doanh nghiệp Việt còn đang rất hạn chế. Do đó, chúng ta cần phải có những chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đi ra quốc tế và tìm kiếm cơ hội hợp tác bên ngoài nhiều hơn. Việt Nam có thể ưu tiên mở rộng tới các thị trường các nước láng giềng như: Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Myanmar, …

Nhìn nhận trên bình diện hợp tác Quốc tế, các doanh nghiệp Logistics Việt mới chỉ dừng lại ở mức làm đại lý, chưa đem lại được giá trị gia tăng nhiều cho các đối tác ở nước ngoài.

Ông Hải nhấn mạnh: “Việt Nam đang rất thiếu những doanh nghiệp lớn – những doanh nghiệp đầu tạo có thể đón sóng, tạo ra xu hướng, lôi kéo những cơ hội mới và thúc đẩy dịch vụ Logistics trong nước phát triển”.

Chúng ta vẫn chưa tận dụng được hết những ưu thế đến từ lợi thế địa kinh tế và tiềm năng phát triển tương xứng của các đại phương.

Ngoài ra hạ tầng Logistics trong nước còn thiếu đồng bộ, chưa kết nối nhiều với hạ tầng thương mại, công nghệ thông tin trong nước cũng như khu vực. Chi phí dịch vụ Logistics còn ở mức cao, thiếu sự liên kết với các doanh nghiệp trong ngành, năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế.

Chi phí Logistics của Việt Nam quá cao?

Đó là đánh giá chung của các doanh nghiệp khi nói về chi phí dịch vụ Logistics trong nước.

Bà Trần Hoàng Yến – Phó trưởng văn phòng đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ về tình hình chung của ngành hàng đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước:

“Ngành thủy sản Việt Nam đang rất thiếu kho lạnh, nhất là mỗi khi cao điểm hoặc khi thị trường khó khăn. Hiện hầu hết các doanh nghiệp thủy sản đều phải tự đầu tư kho bảo quan đông lạnh để hoàn thiện quy trình tuy nhiên công suất này chỉ đáp ứng được ít ngày sản xuất. Trong khi đó, các kho lạnh cho thuê thương mại dịch vụ hầu hết chỉ tập trung ở miền Nam, còn miền Bắc và miền Trung thì lại vô cùng hạn chế.

Thêm vào đó, vận chuyển thủy sản trong nội địa chủ yếu phát sinh bằng đường bộ mà chưa tận dụng được các thế mạnh vận chuyển bằng đường sắt hay đường thủy nội địa trong nước. 

Tất cả những điều trên khi cho chi phí Logistics của các doanh nghiệp thủy sản đều ở mức cao, với nhiều chi phí phát sinh, làm tăng giá thành và giảm sự cạnh tranh của các sản phẩm Việt.”

Đây không chỉ là vấn đề riêng của mỗi ngành thủy sản mà còn gặp ở rất nhiều ngành hàng xuất nhập khẩu quan trọng khác của nước ta.

Bổ sung thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Công Cường – Phó chủ tịch Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội (HAMI), chủ tích công ty NCC cho biết: “đường bộ vẫn là loại hình vận tải chiếm tỷ trọng lớn ở nước ta. Tuy nhiên việc phát triển và duy trì hạ tầng đường bộ đòi hỏi sự đầu tư lớn. Những chi phí này thường được chuyển lại cho người tiêu dùng thông qua giá cước vận chuyển, gây tăng chi phí cho hoạt động Logistics. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố bất cập khác như: chưa đồng bộ về hạ tầng giao thông, gián đoạn, lãnh phí thời gian vận chuyển, ùn tắc giao thông, thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu tính pháp lý, quy hoạch công tác quản lý chưa khoa học làm tăng thời gian cũng như chi phí vận chuyển hàng hóa.”

Bên cạnh tất cả những vấn đề nói trên, biến động về tỷ giá cũng ảnh hưởng phần nào đến giá thành hàng hóa và các dịch vụ có liên quan. 

Khi tỉ giá tăng lên, chi phí nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa cũng tăng lên do giá trị tiền tệ giảm so với đồng tiền của quốc gia xuất khẩu. Điều này có thể dẫn đến tăng giá thành hàng hóa và dịch vụ logistics, ảnh hưởng đến mức giá cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu thêm về những thực trạng mà doanh nghiệp Logistics Việt Nam đang gặp phải. Chúng ta cần phải nhận thấy ngay những hạn chế, tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở, đa dạng hóa phương thức vận tải để tạo thêm những doanh nghiệp lớn, có khả năng dẫn sóng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm trong nước trên thị trường Quốc tế.

Bài viết được tổng hợp và lược dịch từ báo người đưa tin: https://www.nguoiduatin.vn/viet-nam-dang-rat-thieu-dn-logistics-dau-tau-tao-ra-nhung-con-song-a614618.html

Quý bạn đọc quan tâm thêm về những xu hướng và các tin tức về thị trường Logistics mới nhất, có thể theo dõi bản tin Logistics được update trên website của ALS hàng tuần.

ALS – The Leading of Aviation Logistics.

Có thể bạn quan tâm: Bản tin logistics hàng không số 17 (Mới)

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS