Hướng dẫn cách sắp xếp kho hàng khoa học hơn cho doanh nghiệp

21.12.2022

Hàng hóa là tài sản của doanh nghiệp. Có được cách sắp xếp kho hàng khoa học, quản lý hàng hóa tốt cho phép đơn vị có thể khai thác tối đa tài sản, nội lực của mình phục vụ sản xuất – kinh doanh.

Cùng ALS tìm hiểu chi tiết nhé!

I. Ý nghĩa của việc có được cách sắp xếp kho hàng tối ưu?

Sắp xếp hàng hóa trong kho không chỉ giúp việc lưu trữ hàng hóa một cách đảm bảo, nó còn tạo ra mỹ quan và giúp cho công tác khai thác, xử lý hàng được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Với một cách sắp xếp khoa học khoa học, chúng ta có thể tối ưu chi phí, diện tích lưu trữ (với cùng một điều kiện). Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với những doanh nghiệp sử dụng những kho hàng lớn để lưu trữ, với nhiều loại mặt hàng khác nhau. 

Bất kỳ một doanh ngiệp sản xuất – kinh doanh nào cũng cần lưu ý hoạt động này trong quá trình tổ chức sản xuất – kinh doanh.

Vậy làm thế nào để sắp xếp kho hàng một cách hiệu quả?

Chúng ta sẽ tới tiếp ngay phần kế tiếp của bài viết.

II. 8 gợi ý hướng dẫn cho cách sắp xếp kho hàng khoa học hơn?

Chúng ta sẽ có nhiều gợi ý khác nhau để thực hiện công tác sắp xếp hàng hóa hiệu quả hơn, tuy nhiên trong giới hạn một bài viết và dưới góc nhìn của một đơn vị cung ứng dịch vụ kho hàng chuyên nghiệp như ALS, chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý quan trọng nhất, thực tế để các doanh nghiệp có thể áp dụng vào trong hoạt động của đơn vị mình.

1. Sắp xếp hàng hóa trong kho theo nguyên tắc kế toán (tính giá hàng xuất kho)

Việc sắp xếp hàng hóa theo các nguyên tắc kế toán giúp cho doanh nghiệp vừa dễ dàng quản lý hàng lại hạch toán chi phí, tài sản đơn vị mình một cách chi tiết và chính xác.

Các đơn vị có thể tham khảo các cách sắp xếp hàng hóa được sử dụng phổ biến sau:

- Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO): đây có thể coi là phương pháp sắp xếp và khai thác hàng hóa được sử dụng phổ biến nhất. Hàng nhập trước sẽ được xuất trước.

- Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO): Theo nguyên tắc này, hàng nhập sau nhưng sẽ lại được xuất đi trước. Đây là phương pháp thường được áp dụng tại các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh những mặt hàng đặc thù, dễ bị hư hỏng.

Xem thêm: Các quy định sắp xếp hàng hóa trong kho của doanh nghiệp

2. Sử dụng các mã SKU trong quản lý

Các mã SKU sẽ giúp cho các nhân viên thực hiện quản lý kho hàng nhận ra một cách nhanh chóng thông tin tổng quan các loại hàng hóa lưu trữ.

Khi truy vấn vào một mã SKU chúng ta có thể xác định được hàng đang nằm ở khu nào, kho nào, tầng mấy, ô số bao nhiêu, … Từ đó chủ động đến vị trí cần tới một cách nhanh chóng nhất.

Cách thức định danh và đánh mã SKU sẽ tùy theo cách khai thác và đặc thù vận hành của tổ chức. Mỗi đơn vị có thể linh hoạt để sử dụng các SKU một cách hợp lý nhất.

Tìm hiểu thêm: Mã Sku là gì và có ý nghĩa gì khi quản lý hàng hóa trong kho?

3. Đánh dấu các ký hiệu về vị trí lưu trữ hàng hóa

Kho hàng thường được phân chia theo các khu vực, các ô, dãy, … Chúng ta nên định danh và đánh số để phân biệt từng khu vực theo quy định để góp phần xây dựng nên sơ đồ tổ chức kho chung. Việc này giúp cho tất cả các cá nhân/bộ phận có thể hình dung rõ ràng hơn về cơ cấu tổ chức của kho, chủ động điều phối và vận hành theo sơ đồ hợp lý.

4. Có bảng chỉ dẫn các khu vực, vị trí sắp xếp

Liên quan đến bước 3, sau khi định danh xong các khu vực, chúng ta cần xây dựng được một sơ đồ chung các khu vực trong kho. Bên cạnh đó, bộ phận vận hành kho hàng cũng cần trang bị các bảng chỉ dẫn cụ thể để hướng dẫn việc di chuyển giữa các khu vực trong kho, đánh giá khu vực này chứa mã hàng này, loại kho gì hay lưu trữ hàng sản xuất tại đâu, …

5. Nên tách biệt các loại kho lưu trữ các nhóm hàng hóa đặc thù khác nhau

Các kho lưu trữ nên có không gian tách bạch với nhau để hạn chế những va chạm hay sự cố có thể xảy ra khi di chuyển hàng hóa hay di chuyển trong kho.

Hàng hóa được sắp xếp thoáng hơn, đã va chạm ảnh hưởng đến chất lượng lưu giữ hàng hóa.

6. Kê các pallet để chứa hàng phù hợp

Các Pallet nên được trang bị trong kho để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài đến hàng hóa lưu trữ. Hàng hóa không nên để trực tiếp dưới nền mà nên để trên pallet. Chúng ta cũng cần lưu ý về kích thước Pallet phù hợp để tiết kiệm không gian lưu trữ chung.

Đọc thêm: Pallet là gì và tại sao lại cần Pallet khi lưu trữ hàng hóa?
 

7. Chừa không gian cho việc đi lại, di chuyển trong kho hàng

Sắp xếp hàng hóa trong kho không phải chỉ là để hàng hóa đó rồi khai thác và xử lý. Chúng ta cần phải có chiến lược bố trí, phân chia khu và tính toán sao cho đường đi lối lại trong kho sao cho phù hợp nhất. Cửa hàng xuất với những lối đi chính là huyết mạch kết nối giữa các khu vực. 

Chúng ta sẽ xây dựng phương án di chuyển phù hợp để hàng hóa ở các khu vực được khai thác nhanh nhất và thuận tiện nhất.

8. Khu vực để hàng riêng (cho hàng tiêu hủy, hàng lỗi, hàng cần kiểm tra, …)

Cần thiết phải bố trí một khu vực chứa hàng lỗi riêng bởi chúng ta không muốn bị nhầm lẫn giữa những hàng hóa đạt tiêu chuẩn với những hàng hóa cần thanh lý, thải loại hay tiêu hủy sớm. Tránh được việc đưa các sản phẩm kém đó ra ngoài thị trường.

Hy vọng một vài lưu ý trên đây sẽ giúp ích nhiều cho các doanh nghiệp để có được cách sắp xếp kho hàng khoa học hơn cho đơn vị mình. Nếu thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng và tự quản lý kho hàng, cũng đừng quá lo lắng, ALS cung cấp các dịch vụ quản lý kho chuyên nghiệp đễ hỗ trợ quý khách. Liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được tư vấn sớm nhất.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS