Ngành hàng không trong nước đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi tích cực khi lượng khách quốc tế tăng trưởng trở lại và dự báo sẽ đạt lợi nhuận từ năm 2024.
Từng bước phục hồi sự nhộn nhịp trên bầu trời
Mới đây, trong báo cáo chuyên đề của VDSC – Công ty chứng khoán Rồng Việt thì ngành Hàng không vẫn đang từng bước phục hồi mạnh mẽ khi chứng kiến sự tăng trưởng về lượng khách trong nửa năm đầu tiên năm 2023. Bên cạnh đó, với việc Trung Quốc rỡ bỏ các rào cản hạn chế du lịch Quốc tế và các Quốc gia khác, cũng tạo điều kiện “kích cầu” cho sự phục hồi của lĩnh vực dịch vụ này.
Nửa cuối năm 2023, động lực từ khách du lịch Trung Quốc và chính sách visa thông thoáng hơn sẽ hỗ trợ thêm cho viễn cảnh tươi sáng cho hầu hết các doanh nghiệp trong Ngành.
Báo cáo phía trên cho thấy các doanh nghiệp như: Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, Công ty CP Dịch vụ Hàng không Taseco, Công ty CP phục vụ mặt đất Sài Gòn, … duy trì được tăng trưởng lợi nhuận tốt với hai chữ số ở mức cao (mặc dù so với giai đoạn trước, có chậm đôi chút).
Số liệu thống kê từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy, các Cảng Hàng không trong nước trong 9 tháng đầu năm 2023 đã đón khoảng 89 triệu lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, lượng khách Quốc tế tăng 266.8% đạt 23.7 triệu khách (trong khi đó lượng khách nội địa có giảm nhẹ).
Lượng khách Quốc tế du lịch tới VIệt Nam duy trì xu hướng tăng trưởng theo tháng, bắt đầu từ tháng 03/2023 khi Trung Quốc cấp phép cho du lịch đoàn tới Việt Nam.
Hiện nay, ở nước ta có 5 hãng hàng không trong nước, khai thác 67 đường bay kết nối Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng với 19 cảng Hàng không địa phương với trên 650 chuyến bay mỗi ngày.
Trái ngược với sự tăng trưởng ở mảng hành khách, thì sản lượng hàng hóa lại có xu hướng giảm. Lượng hàng hóa 9 tháng đầu năm 2023 ước chừng giảm hơn 18% so với cùng ký năm 2022.
Theo phân nhóm kinh doanh thì nhóm doanh nghiệp dịch vụ phi dịch vụ hàng không (bán lẻ) tăng trưởng mạnh nhất với mức tăng 149% so vời cùng kỳ năm 2022. Tiếp đó là các doanh nghiệp dịch vụ Hàng không (tăng 75%) và vận tải hàng không (tăng 61%).
Doanh thu các doanh nghiệp Logistics Hàng không giảm khoảng 22% so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thương mại toàn cầu. Lợi nhuận trước thuế toàn Ngành tăng mạnh lên 5,4 nghìn tỷ (gấp 25 lần so với cùng kỳ năm 2022), nhưng mức độ phục hồi chỉ đạt khoảng 55% so với thời điểm cao điểm trước dịch năm 2019.
Tuy nhiên vẫn có sự phân hóa mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp trong ngành
Theo báo cáo tài chính bán niên 2023 được công bố, các hãng hàng không đã giảm lỗ hơn 4.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022, tuy nhiên vẫn lỗ khoảng 700 tỷ đồng trước thuế.
Vietnam Airlines là hãng hàng không lỗ nhiều nhất khi báo lỗ 1.321 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Điểm sáng rằng, mức lỗ này đã giảm hơn 3.336 tỷ đồng so vời cùng kỳ năm 2022 và doanh thu hoạt động 6 tháng đầu năm đã tăng hơn so cùng kỳ trước là 60%.
Nhờ việc tăng cường tần suất, mở rộng thị trường bay Quốc tế của các hãng hàng không trong nước. bên cạnh đó ngày càng nhiều hãng hàng không Quốc tế khai thác trở lại thị trường VIệt Nam là những chất xúc tác phát triển ngành trong thời gian tới.
Thị trường hàng không kỳ vọng sẽ tăng trưởng, phục hồi về mức trước dịch vào năm 2025, tăng trưởng lợi nhuận tích cực năm 2024.
Source: https://tapchitaichinh.vn/nganh-hang-khong-chuan-bi-cat-canh-co-the-bay-cao-tu-nam-2024.html
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích về tổng quan tình hình kinh doanh chung của ngành Hàng không Việt Nam. Theo dõi, bản tin Logistics Hàng không được cập nhật hàng tuần trên website của ALS để cập nhật các thông tin Logistics mới và hữu ích nhất.
Đọc thêm: Bản tin logistics hàng không số 30 (Mới nhất)