Để ngành Logistics Hà Nội phát triển vững mạnh

17.02.2023

Chúng ta nên tận dụng tối đa những cơ hội hợp tác của quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế; các doanh nghiệp cần liên kết, hợp tác cùng phát triển các giải pháp, chiến lược dài hạn để ngành Logistics Hà Nội có thể phát triển vững mạnh.

Những rào cản cản bước sự phát triển ngành Logistics Hà Nội?

Các dịch vụ Logistics chiếm khoảng 10 – 15% GDP của thành phố Hà Nội.

Thống kê cho thấy, tại Hà Nội có khoảng 25.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động Logistics. Trong đó, 80% là các doanh nghiệp khối tư nhân có quy mô nhỏ lẻ và chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu của thị trường.

Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực Logistics Hà Nội phản ánh rằng, dù đã rất cố gắng cải thiện khả năng kinh doanh nhưng nhiều khi các đơn vị trong ngành gặp phải nhiều “điểm nghẽn” khiến chi phí chung tăng cao, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như:

- Hạ tầng phục vụ Logistics còn thiếu và yếu

- Hê thống kho hàng, bến bãi Logistics tại Hà Nội còn nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết, thiếu nhiều các loại hình kho lưu trư hàng hóa đặc thù (kho mát, kho lạnh, kho tài liệu, …)

Trên địa bàn Hà Nội, hệ thống kho bãi container phục vụ nhu cầu xuất nhập chủ yếu tại 2 cảng thông quan tại Mỹ Đình và Gia Lâm. Tuy nhiên, phạm vi khai thác của các kho bãi này còn hạn chế. Việc triển khai thêm các dự án trung tâm Logistics mới còn gặp nhiều khó khăn.

Lượng cảng cạn ICD ít. Ngoài ra, những cảng cạn này mới chỉ sử dụng đường bộ, chưa kết nối với các loại hình vận tải khác như: đường sắt, đường thủy.

Một số rào cản khác có thể điểm tên như: ùn tắc giao thông, giới hạn khổ đường, giới hạn về tải trọng phương tiện (do giới hạn về hạ tầng cầu đường), …

Thúc đẩy sự phát triển của vận tải đa phương thức?

Theo Kế hoạch số 81/KH-UBND về việc phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn TP. Hà Nội năm 2022 đã đề cập rất rõ về mục tiêu, hướng phát triển các hoạt động Logistics hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thương mại truyền thống/quốc tế, thương mại điện tử; kết hợp với việc phát triển hạ tầng Logistics đồng bộ, kết cấu hạ tầng thương mại – dịch vụ hiện đại, từng bước đưa Hà Nội trở thành đầu mối Logistics quan trọng của cả nước và khu vực.

Đọc thêm: Hợp tác phát triển dịch vụ Logistics tích hợp vận tải đa phương thức

Ngoài ra, thúc đẩy các doanh nghiệp cung ứng chuỗi dịch vụ Logistics ở mức độ ¾, hướng tới mức 5 trong thời gian không xa, phát triển Logistics điện tử trên cơ sở phát triển thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiện đại.

Với những mục tiêu đó, Thành phố Hà Nội đã có những chính sách và hoạt động thiết thực để thúc đẩy Logistics thủ đô phát triển. Cụ thể:

- Doanh nghiệp cần tích cực liên kết với nhau, và liên kết với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tăng cường chuyển đổi số

- Đầu tư phát triển nhân lực Logistics;

- Từng bước giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh

- Đẩy mạnh vận tải đa phương thức thông qua quy hoạch kết nối hạ tầng giao tăng, tăng cường kết nối vận tải trên địa bàn

- Đối với môi trường đầu tư, thành phố cần công bố các danh mục đầu tư trong lĩnh vực Logistics

- Phát triển các không gian Logistics trên địa bàn

- Cần có chính sách ưu tiên chuyển đổi mục đích sử dụng đất công nghiệp sang Logistics (thay vì chuyển đổi làm đất ở)

Trên đây là điểm tin nhanh về việc những điều kiện để ngành Logistics Hà Nội phát triển vững mạnh. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Theo dõi và thu thập thêm nhiều thông tin chính xác, hữu ích về thị trường Logistics Việt Nam tại ALS.

(Bài viết được tổng hợp từ báo đầu tư).

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS