Xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI giảm hơn 9 tỷ USD

15.03.2023

Báo cáo thống kê gần đây cho thấy, lượng đơn hàng xuất khẩu có xu hướng giảm đáng kể trong 2 tháng đầu năm khiến cho kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm của Việt Nam chỉ đạt 68,2 tỷ USD, giảm 9, 15 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Đơn hàng giảm sâu tập trung vào nhiều nhóm hàng xuất khẩu chủ lực?

Các đơn hàng sụt giảm tập trung chủ yếu vào các ngành như: đồ gỗ, dệt may, giày dép, thủy sản…,

Giảm mạnh nhất phải kể đến nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD bao gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 6,87 tỷ USD, giảm 13,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 6,4 tỷ USD, giảm 1,6%; hàng dệt may đạt 4,55 tỷ USD, giảm 19,6%; giày dép các loại đạt 2,76 tỷ USD, giảm 15,8%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 34,8%, …

Gỗ và các sản phẩm gỗ đã sụt giảm gần 35% trong 2 tháng đầu năm khi các thị trường chính như Mỹ và EU tiếp tục giảm nhu cầu nhập khẩu do khó khăn chung của nền kinh tế thế giới.

Xuất khẩu nhóm ngành nông, thủy sản 2 tháng chỉ đạt 3.88 tỷ USD, gảm gần 700 triệu USD so với cùng kỳ. Riêng nhóm ngành thủy sản đã giảm 32.9%.

Thống kê chung về kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2 tháng đầu năm?

Thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nửa cuối tháng 2/2023 đạt 23.16 tỷ USD, giảm 10.3% so với nửa đầu năm nửa đầu tháng.

- Tổng lũy kế 2 tháng đầu năm, kinh ngạch xuất nhập khẩu nước ta đạt gần 96 tỷ USD, giảm 14.83 tỷ USD (tương ứng 13.4%) so với cùng kỳ năm ngoái

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối FDI 2 tháng vừa qua cũng giảm 11.8% xuống chỉ còn 68.2 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước giảm tới 17.1% so với cùng kỳ năm trước.

+ Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 2 tháng đầu năm của nhóm doanh nghiệp FDI đạt 37,34 tỷ USD, giảm 7,3% (tương ứng 2,93 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 75,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

+ Về nhập khẩu, kim ngạch của doanh nghiệp FDI trong kỳ 2 tháng 2 đạt 7,02 tỷ USD, giảm 14,3% (tương ứng 1,17 tỷ USD) so với kỳ 1. Lũy kế 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu của khối FDI đạt 30,87 tỷ USD, giảm 16,8% (tương ứng giảm 6,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước, chiếm 66,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Với sự khó khăn chung của nền kinh tế thế giới; các thị trường mục tiêu của chúng ta là Mỹ và EU chỉ tăng trưởng dưới 1% và có nguy cơ suy thoái; các thị trường mới nổi khác phục hồi chậm và còn gặp nhiều khó khăn, tất cả những điều đó khiến cho bức tranh kinh tế xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ còn rất tăm tối trong ít nhất vài quý tới.

Lượng đơn hàng xuất khẩu cũng sẽ còn khó khăn cho đến giữa năm 2023.

Nắm bắt tình hình trên, Bộ Công thương đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, tích cực tìm kiếm các cơ hội xúc tiến, hợp tác đầu tư, đa dạng hóa thị trường, giảm bớt sự lệ thuộc vào các thị trường truyền thống, phát triển thêm cơ hội ở khu vực Bắc âu, Mỹ La tinh, Đông Âu – nhưng khu vực tuy nhỏ, nhưng tiềm năng tăng trưởng cao.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tranh thủ sự hồi phục nhanh chóng của thị trường Asean và một số nước Châu Á để đẩy mạnh xuất khẩu. Thường xuyên cập nhật tình hình, biến động thị trương xuất nhập khẩu để có những biến pháp thích ứng kịp thời.

Trên đây là điểm tin nhanh về tình hình xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI giảm hơn 9 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2023. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Theo dõi và thu thập thêm nhiều thông tin chính xác, hữu ích về thị trường Logistics Việt Nam tại ALS.

(Bài viết được tổng hợp từ baodautu.vn).

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS