Việt Nam vẫn là điểm thu hút dòng vốn FDI nước ngoài

18.04.2023

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế chung toàn cầu, dòng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhiều trong thời gian vừa qua. Báo cáo cho thấy, quý I/2023, lượng FDI nước ta giảm 38,8% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sự sụt giảm đó là điều dễ hiểu. Các tổ chức kinh tế, tài chính Quốc tế, Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, nhà đầu tư vẫn đánh giá rất cao Việt Nam. Chúng ta vẫn là một trong những điểm đến an toàn, hấp dẫn, triển vọng để đầu tư trong dài hạn.

Điểm đến vàng của những nhà đầu tư nước ngoài?

Thông qua dữ liệu của Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư (KH&ĐT) cho biết, trong quý I năm 2023, nước ta đã thu hút được khoảng 5,45 tỷ USD dòng vốn FDI nước ngoài. Con số này giảm 38,8% so với cùng kỳ năm trước. Lượng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam 3 tháng đầu năm ước đạt 4.32 tỷ USD, giảm 2.2% so với cùng kỳ năm trước.

Cơ quan này cũng cho hay, sự sụt giảm này đến một phần từ việc trước đó, có sự gia tăng đột biến với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dư án LEGO, với tổng số vốn đăng ký tới 1.32 tỷ USD.

Một mình dự án nói trên đã chiếm tới 41% tổng số vốn đăng ký mới trong 3 tháng đầu năm 2022.

Đánh giá tình hình thu hút vốn nước ngoài trong những quý đầu năm, Cục đầu tư nước ngoài cho biết chi tiết hơn:

“Tỷ trọng vốn đầu tư mới trong tổng số vốn đăng ký tăng lên (chiếm hơn 55,5% so với chỉ 36% cùng kỳ năm 2022). Trong khi đó, tỷ trọng vốn đầu tư điều chỉnh giảm đi (chiếm 22,2% so với 45,6 cùng kỳ)”.

Điều này cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài mới vẫn tiếp tục quan tâm và tham gia đầu tư tại thị trường Việt Nam.

Tỷ trọng góp vốn, mua cổ phần của các công ty nước ngoài tặng nhẹ từ 18,3% lên 22.3% trong 3 tháng đầu năm 2023. Những dự án đầu tư nước ngoài mới vẫn tập trung ở những tỉnh thành công nghiệp trọng điểm như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, …

Chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) cho rằng, về vấn đề FDI suy giảm thì đây là xu hướng chung. Các cam kết FDI đều giảm trên toàn cầu không chỉ ở mỗi Việt Nam.

Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều điểm hứa hẹn với thị trường đầu tư nước ngoài tại nước ta với:

- Việc triển khai các nguồn vốn FDI cam kết đã tăng nhiều trong năm ngoái

- Báo cáo Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) quý I/2023 do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Decision Lab vừa công bố cho thấy lãnh đạo các doanh nghiệp Châu Âu nhận định Việt Nam vẫn là môi trường kinh doanh triển vọng cho năm 2023 với nhiều dấu hiệu cải thiện.

Số người lạc quan về nền kinh tế Quốc gia đã tăng 8 điểm cho thấy niềm tin ngày càng cao vào triển vọng kinh tế. Số lượng người tham gia khảo sát dự đoán nền kinh tế phát triển, có cải thiện về doanh thu, đơn hàng tăng khoảng 7%.

Cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư Châu Âu cũng hài lòng với mức độ quan tâm của Chính phủ với hàng loạt các sáng kiến chiến lược cải thiện môi trường kinh doanh. 1/3 số người được hỏi bày tỏ sự hài lòng đáng kể hoặc vừa phải.

Đây là những phản hồi tích cực mình chứng cho cam kết phát triển kinh doanh bền vững, thân thiện của Việt Nam đối với bạn bè thế giới.

Hướng tới thu hút dòng vốn FDI phát triển tri thức, đổi mới, sáng tạo?

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kotram), ông Hong Sun phát biểu rằng:

“Việt Nam và Hàn Quốc là đối tác chiến lược toàn diện, hỗ trợ lẫn nhau. Vốn của Hàn Quốc đổ vào Việt Nam vừa mang tính đầu tư, vừa mang tính hỗ trợ, phù hợp với tính chất nguồn lao động, nhân lực và đem lại hiệu quả sản xuất – kinh doanh cho doanh nghiệp.

Ở thời điểm này khi nên kinh tế toàn cầu suy giảm, nó sẽ gây một số khó khăn nhất định cho các nhà đầu tư Hàn Quốc dự định đầu tư hay mở rộng hoạt động của mình tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố tạm thời, và mức đầu tư sẽ sớm được khôi phục trở lại khi các đơn hàng gia tăng, nên kinh tế phục hồi”.

Cũng trong chia sẻ gần đây, ông Hong Sun cũng nói thêm:

“Để Hàn Quốc duy trì là đối tác đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, Chính phủ cần nghiên cứu các chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài để tăng khả năng cạnh tranh thu hút FDI, sớm giải quyết vướng mắc mà nhà đầu tư Hàn Quốc cảm thấy chưa hợp lý, chưa rõ về căn cứ thực thi như vấn đề: cấp visa, giấy phép lao động, quy định phòng cháy chữa cháy, … Chúng tôi hy vọng những vướng mắc sớm được giải quyết. Khi những vấn đề trên được cải thiện thì FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng.”

Ông Gabor Fluit, Chủ tịch EuroCham (Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam) cho thấy niềm tin vào Chính Phủ nước ta. Ông cho rằng Việt Nam luôn có những bước đi nhanh chóng, quyết đoán trong thời kỳ khủng khoảng. Các thành viên EuroCham mong đợi về cải thiện đó trong thời gian nửa cuối của năm nay.

“Những cải cách sắp tới đối với thủ tục cấp phép lao động, thị thực du lịch có thể tác động trực tiếp tới tăng trưởng, Cộng đông doanh nghiệp Châu Âu cảm thấy tích cực về nền kinh tế của Việt nam trong dài hạn và mong muốn được tham gia các cuộc đối thoại hữu ích với Chính phủ”.

Trên đây là những đánh giá của các chuyên gia về việc Việt Nam vẫn là địa điểm thu hút mạnh dòng vốn FDI nước ngoài. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Theo dõi và thu thập thêm nhiều thông tin chính xác, hữu ích về thị trường Logistics Việt Nam tại ALS.

(Bài viết được tổng hợp từ cand.com)

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS