Kể từ sau giai đoạn tăng vọt từ tháng 6/2021 – 9/2021, giá cước vận tải biển đã giảm mạnh cho đến này, điều này xuất phát từ nhu cầu giảm, nguồn cung tăng
Thị trường ảm đạm
Theo thống kê từ Drewy về giá cước vận chuyển container thế giới, tính đến ngày 20/04/2023, giá cước vận chuyển container 40 feet là 1.774 USD, giảm 83% so với mức 10.377 USD vào tháng 9/2021, thấp hơn 34% so với mức trung bình trong vòng 10 năm trở lại đây là 2.688 USD. Giá cước thời điểm hiện tại tương đương với mức cuối năm 2020, nhưng vẫn cao hơn 25% so với năm 2019 là 1.420 USD.
Trong vòng 1 năm qua, giá cước các tuyến đã giảm đi đáng kể, cụ thể, tuyến Châu Á – Châu Âu giảm 81 – 85%, Châu Á – Mỹ giảm 75 – 79%, châu Mỹ - châu Á và châu Âu giảm 18 – 21%.
Theo quy luật, giá cước vận tải biển sẽ có chu kỳ 10 năm và không thay đổi nhiều trong suốt chu kỳ. Nhưng kể từ nửa sau năm 2020, nhu cầu tăng đã khiến giá cước đẩy lên cao, cùng với việc thiếu hụt nguồn cung container. Kỳ vọng thị trường trong thời gian tới sẽ là giá cước bước vào chu kỳ mới hoặc tạo mức nền mới cao hơn chu kỳ trước.
Đi ngược lại với kỳ vọng đó, giá cước sau khi đạt định vào tháng 9/2021 đã điều chỉnh và giảm mạnh vào 6 tháng cuối năm 2022, tiếp tục giảm cho đến đầu năm 2023.
Những yếu tố tác động đến thị trường vận tải biển như lạm phát, sức mua giảm,… đã ảnh hưởng đến thị trường quốc tế và cả trong nước.
Thực tế thị trường đã đi ngược lại với dự báo của nhiều doanh nghiệp về một thị trường sôi động, sức mua tăng. Cùng với đó, các đơn vị sản xuất và bán lẻ đã tích lượng hàng tồn lớn để chuẩn bị cho sự phục hồi, nhưng mức tiêu thụ không đạt dự kiến, dẫn đến sự ảm đạm và cạnh tranh cao của thị trường.
Một số ý kiện cho rằng phải đến quý 4/2023 thị trường vận tải biển mới sôi động trở lại.
Kế hoạch kinh doanh 2023 giảm mạnh
Theo dự báo từ Drewry, năm 2023 thế giới sẽ bổ sung thêm khoảng 2,5 triệu container 20 feet. Nguồn cung tăng, còn nhu cầu giảm mạnh là nguyên nhân khiến giá cước vận tải biển giảm.
Ngoài ra, nhờ thu lợi lớn từ gian đoạn 2020 – 2021, các doanh nghiệp vận tải biển đã tiến hành đóng mới tàu, chỉ tính riêng trong năm 2021 đã có 561 chiếc, gấp 4 lần năm 2021. Chính vì thế, nguồn cùng tàu biển sẽ còn tăng trong giai đoạn 2023 – 2024.
Theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh – TGĐ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) cho biết, dự kiến năm 2023 doanh thu khối vận tải biển của đơn vị sẽ giảm 1.671 tỷ đồng, kế hoạch lợi nhuận là 2.330 tỷ đồng, giảm 23,7% so với năm 2022.
Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vosco) lên kế hoạc sản lượng vận chuyển của đơn vị đạt 6,58 triệu tấn, tương đương mức năm ngoái, doanh thu dự kiến giảm 37,7%, tương đương 1.597 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 67,3%, tương đương 197,7 tỷ đồng
Hoặc như Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 sẽ đi lùi, doanh thu hợp nhất dự kiến đạt 2.960 tỷ đồng giảm 8% so với cùng kì năm 2022, lợi nhuận sau thuế đạt 492 tỷ đồng, giảm 40%.
Còn đối với mảng vận tải dầu khí, nhu cầu được dự báo thậm chí sẽ tăng khi các nước Châu Âu phụ thuộc vào dầu Nga sẽ tìm kiếm nguồn cung thay thế, chuyển dịch các tuyến thương mại hàng hải toàn cầu, lượng tàu đóng mới ở mức thấp do chi phí cao.
Các doanh nghiệp trong mảng này vẫn thận trong khi lên kế hoạch kinh doanh 2023, như PVTrans (Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí) đặt mục tiêu doanh thu 6.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 538 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 25% và 53% so với năm 2022.
Thực tế ghi nhận trong quý 1/2023 cho thấy, mảng vận tải dầu thô có những dấu hiệu tích cực, cụ thể PVTrans ước đạt lợi nhuận hợp nhất 278 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ, đạt một nửa kế hoạch năm 2023
Còn Vosco cũng ghi nhuận doanh thu đạt 533 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 73 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ.
Nguồn: https://www.tinnhanhchungkhoan.vn/van-tai-bien-khong-con-huong-loi-tu-gia-cuoc-post320551.html