Thị trường vận tải hàng không đón nhận làn sóng mới, nhưng liệu có kéo dài được không?

22.04.2024

Thị trường hàng không vận tải đã có khởi đầu năm mới với nhiều bước tiến mạnh mẽ với lượng hàng thương mại điện tử lớn từ châu Á và sự kéo dài thời gian trung chuyển của hàng hải do phải đi vòng qua khu vực xung đột ở Biển Đỏ. Nhưng liệu sự tăng trưởng này có bền vững không hay chỉ là do so sánh với mức thấp của năm trước thì vẫn còn là một câu hỏi chưa được giải đáp.

Mùa hè năm trước, ngành công nghiệp này rất im ắng, nhưng bắt đầu từ tháng 9 đã có sự bùng nổ kinh doanh và tạo đà phát triển cho đến đến quý 1 năm nay. Theo WorldACD, hai tháng đầu năm, nhu cầu vận chuyển hàng không tăng 13%, mặc dù đây là thời điểm vốn yên ắng sau mùa cao điểm. Nếu không tính ngày nhuận tháng 2, mức tăng là 11%.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết, nhu cầu vận chuyển hàng không đã tăng vọt 18.4% vào tháng Giêng, đây là mức tăng trưởng hàng năm cao nhất kể từ mùa hè năm 2021. Khối lượng toàn cầu cũng cao hơn 2.8% so với năm 2019, trước khi đại dịch COVID bùng phát.

Theo các cơ quan báo cáo giá, hiệu suất khối lượng cải thiện được phản ánh qua sự tăng liên tục của giá cước hàng không toàn cầu vào tháng 3, thu hẹp khoảng cách giá còn khoảng 15% đến 20% so với mức của năm trước. Mặc dù giá cước vẫn thấp hơn so với một năm trước đây, khi đợt suy giảm kéo dài 16 tháng vẫn đang diễn ra, nhưng nhìn chung vẫn cao hơn gần 30% so với mức trước COVID.

Theo dữ liệu tần suất cao mới nhất từ Xeneta, nhu cầu vận chuyển hàng không toàn cầu vẫn ổn định vào tháng 3, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Sự tăng trưởng của năm nay có vẻ khả quan hơn, một phần là do khối lượng vận chuyển hàng hoá của năm 2023 đã giảm khoảng 10% vào tháng Giêng và tháng Hai so với năm trước đó.

Sự gia tăng khối lượng hàng cũng bị ảnh hưởng bởi thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán vốn rơi vào tháng Giêng năm ngoái và tháng Hai năm 2024. Các nhà máy đóng cửa trong suốt kỳ nghỉ lễ dài,và các nhà xuất khẩu tăng cường giao hàng trong hai tuần trước và sau khi sản xuất tạm ngừng. Tuy nhiên, so với mức của năm 2019, khi Tết Nguyên Đán cũng rơi vào tháng Hai, khối lượng chỉ tăng khoảng 3% vào tháng Giêng và 2% vào tháng Mười Hai.

Marc Zeck, chuyên gia phân tích nghiên cứu cấp cao tại Stifel, trong một bài viết cho bản tin hàng tháng Baltic Air Freight Index, cho biết: “Có thể nói rằng xu hướng đang tăng lên, mặc dù quỹ đạo không dốc như quan sát hàng năm.”

Các chuyên gia trong ngành chỉ ra rằng sự bùng nổ mạnh mẽ trong xuất khẩu thương mại điện tử từ châu Á, đặc biệt là từ miền Nam Trung Quốc và Hồng Kông là nhân tố chính thúc đẩy sự tăng vọt bất ngờ trong nhu cầu vận chuyển hàng không. Người tiêu dùng quốc tế mua hàng nhiều hơn trên các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc và có nhu cầu giao hàng nhanh chóng, điều này đòi hỏi phải sử dụng vận chuyển hàng không.

Niall van de Wouw, Giám đốc hàng không vận tải của Xeneta cho biết trong báo cáo hàng tháng mới nhất của công ty: “Đối với một số hãng hàng không, thương mại điện tử hiện chiếm hơn 50% doanh thu từ Đông Á.” Sự tăng vọt về khối lượng đã tạo ra tình trạng ùn tắc tại các sân bay ở Quảng Châu, Trung Quốc và Hồng Kông.

Trong khi đó, ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các cuộc tấn công bởi xung đột tại Biển Đ và sự chuyển đổi sang vận tải hàng không còn trái chiều. Các nhà nghiên cứu cho biết, các chủ hàng đang có xu hướng vận chuyển hàng hóa khẩn cấp từ châu Á bằng đường vận tải hàng không để tránh các vấn đề trong chuỗi cung ứng do các tàu hàng hải phải đi vòng qua Mũi Châu Phi. 

Trong tháng 2, thị trường từ Nam Á đến Châu Âu dẫn đầu về mức tăng trưởng giá cước ngắn hạn khi sự gián đoạn ở Biển Đỏ khiến nhu cầu tăng 18%. Mức tăng nhu cầu đường bay từ Trung Quốc và Việt Nam đến Châu Âu cũng cao hơn kể từ đầu năm. 

Dữ liệu từ WorldACD chỉ ra rằng, lượng hàng hóa vận chuyển từ các trung tâm như Dubai, Bangkok và Colombo ở Sri Lanka đã tăng vọt, hỗ trợ cho việc vận chuyển kết hợp đường biển và đường không từ châu Á đến châu Âu. Điều này giúp các doanh nghiệp tại đây có thể bổ sung hàng tồn kho của họ. Phương pháp vận chuyển đa phương thức này sẽ bắt đầu bằng việc chuyển hàng từ châu Á đến một điểm trung gian bằng tàu container, sau đó hàng được chuyển tới sân bay địa phương để vận chuyển hàng không tới điểm đến cuối cùng, không chỉ nhanh hơn vận tải đường biển thông thường mà còn tiết kiệm hơn so với việc vận chuyển hoàn toàn bằng đường hàng không.

Lượng hàng từ Dubai đến châu Âu trong hơn năm tuần qua rất mạnh, tăng gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu vận chuyển từ Bangkok đến châu Âu cũng tăng hơn 30%, với nhiều lô hàng xuất phát từ Việt Nam được chuyển bằng xe tải đến sân bay chính của Thái Lan. Mặc dù lượng hàng qua Colombo có phần chậm lại so với những tuần gần đây, nhưng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng hơn 20% so với năm trước. Đáng chú ý, giá cước xuất khẩu hàng không từ Sri Lanka đã tăng hơn 50% trong tuần kết thúc ngày 3 tháng 3 so với một tháng trước đó, phản ánh nhu cầu tăng cao tại địa phương.

Nhu cầu và giá cước vận chuyển hàng không từ Ấn Độ hiện đang ở mức cao, phần lớn do tình hình bất ổn tại Biển Đỏ. Theo báo cáo từ Freightos, một cơ quan chuyên theo dõi giá cước, giá vận chuyển hàng hóa từ Nam Á tới Bắc Mỹ trong tuần trước đạt mức 4,60 đô la Mỹ cho mỗi kilogram, tăng 55% so với tháng Mười Hai. Đồng thời, giá cước gửi hàng tới châu Âu cũng gần gấp đôi so với cuối năm ngoái, ở mức 3,55 đô la Mỹ mỗi kilogram.

Neo Air Charter - một công ty chuyên thuê máy bay chở hàng có trụ sở tại Đức cho biết họ đã tổ chức được 60 chuyến bay chở hàng cỡ lớn từ Hồng Kông cho các doanh nghiệp thương mại điện tử chỉ trong hai tháng đầu năm. Đây là hậu quả của sự chậm trễ trong vận tải đường biển từ châu Á tới châu Âu.

Brian Davis, Giám đốc điều hành của Neo cũng đã nhấn mạnh trong một thông cáo báo chí: “Các cuộc tấn công gần đây ở Biển Đỏ đã buộc rất nhiều hàng hóa nhạy cảm về thời gian phải chuyển sang vận chuyển hàng không. Chúng tôi chưa từng thấy nhu cầu tăng vọt như vậy kể từ những ngày đầu của đại dịch COVID.”

Kerry Logistics vừa công bố dịch vụ vận chuyển kết hợp hàng không và đường biển từ tám quốc gia châu Âu tới Australia và New Zealand. Dịch vụ này giúp tiết kiệm chi phí tới 50% và giảm thời gian vận chuyển xuống còn khoảng 21 ngày so với 60 ngày của đường biển truyền thống. Hàng hóa sẽ được chuyển bằng máy bay tới Hồng Kông trước khi được tải lên tàu để đến Châu Đại Dương.

Jeffrey Van Haeften, Phó Chủ tịch phụ trách thương mại hàng không toàn cầu của Emirates, hãng hàng không có trụ sở tại Dubai và là hãng lớn thứ hai thế giới không tính các công ty chuyển phát nhanh, tiết lộ rằng công ty đã vận chuyển nhiều hơn 30% khối lượng hàng trong hai tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, Zeck từ South China Morning Post cho rằng việc các công ty lớn tránh sử dụng Kênh đào Suez không làm thay đổi đáng kể lượng hàng được chuyển từ vận tải biển sang hàng không, bất chấp những khó khăn trong việc xác định rõ ràng ảnh hưởng này.

Theo một số ý kiến, những rối loạn trên biển không dẫn đến sự gia tăng nhu cầu rộng rãi hoặc lâu dài trong ngành vận tải. Báo cáo từ Freightos chỉ ra rằng, giá cước vận tải hàng không từ Trung Quốc đến Bắc Mỹ đã tăng 25% trong nửa cuối tháng Một lên khoảng 6 đô la Mỹ cho mỗi kilogram và sau đó giảm xuống còn 4 đô la. Trong khi đó, giá cước từ Trung Quốc đến châu Âu đã giảm từ 3,60 đô la xuống còn 3 đô la mỗi kilogram, cho thấy ảnh hưởng từ các sự kiện tại Biển Đỏ không đáng kể và có thể sẽ giảm trong những tháng tới khi thị trường vào mùa thấp điểm.

Kuehne+Nagel, công ty logistics hàng đầu thế giới về doanh thu, cho biết việc điều hướng tàu qua Biển Đỏ đã làm tăng sự quan tâm đến các lựa chọn khác như vận chuyển biển-không, nhưng điều này không dẫn đến bất kỳ sự tăng đáng kể nào đối với vận tải hàng không. Tuy nhiên, một số hãng hàng không châu Âu đã báo cáo với các nhà phân tích rằng họ đã trải qua sự tăng trưởng đáng kể trong khối lượng hàng hóa do tình hình tại Biển Đỏ.

Trong khi đó, theo báo cáo từ Xeneta, nhu cầu vận tải hàng hóa xuyên Đại Tây Dương từ châu Âu sang Bắc Mỹ trong hai tháng đầu năm này đã giảm 4% so với cùng kỳ năm 2023 và thấp hơn 5% so với năm 2019, đi ngược lại với xu hướng tăng trưởng chung trong ngành.

Vấn đề về nguồn cung? 

Một yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh thu của các hãng hàng không và các nhà cung cấp dịch vụ logistics là việc liên tục tăng công suất chở hàng. Điều này chủ yếu do các hãng hàng không chở khách mở rộng số chuyến bay trong mạng lưới của họ. Theo số liệu từ WorldACD, ít nhất một nửa số lô hàng toàn cầu được vận chuyển trong khoang hạng của máy bay chở khách và không gian hiện tại đã tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí tăng gấp đôi đối với hàng xuất khẩu từ châu Á. Còn theo IATA, tổng công suất chuyến bay đã tăng 14.6% và công suất quốc tế tăng gần 26% tính đến tháng Giêng.

Sự dư thừa không gian này buộc các nhà cung cấp phải giảm giá để thu hút khách hàng và tình hình này dự kiến sẽ còn tồi tệ hơn, nhất là đối với thị trường xuyên Đại Tây Dương, khi các hãng hàng không chở khách tăng cường hoạt động cho mùa cao điểm mùa hè. Các hãng hàng không thường tăng công suất giữa Bắc Mỹ và châu Âu lên 50% từ mùa đông sang mùa hè.

Mark Galardo, Phó Chủ tịch điều hành phụ trách lập kế hoạch mạng và quản lý doanh thu tại Air Canada, trong cuộc họp báo cáo thu nhập hàng quý vào tháng Hai cho biết doanh thu hàng hóa trong năm nay của hãng sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào khối lượng hàng hóa so với lợi nhuận do tình hình công suất.

Tương tự, IATA cũng dự báo giá cước sẽ tiếp tục giảm trong suốt năm, với một dự báo giảm 21% doanh thu khi các hãng hàng không tiếp tục giới thiệu công suất vào thị trường.

Triển vọng ngành vận tải

Mặc dù ngành vận tải hàng hóa đã trải qua một giai đoạn suy thoái lớn kéo dài hơn một năm, nhưng đà phục hồi kinh doanh đang có dấu hiệu tích cực. Tuy nhiên, nhu cầu vẫn còn mong manh trong bối cảnh bất ổn chính trị và kinh tế kéo dài.

Nhu cầu vận chuyển hàng không có thể hạ nhiệt một chút trong mùa hè. Tuy nhiên, các chỉ số dẫn đầu cho thấy ngành này có thể tiếp tục phục hồi trong suốt năm.

Lạm phát ở châu Âu đã giảm, điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng trong khu vực kinh tế này. Sản xuất toàn cầu đã tăng trong ba tháng liên tiếp và đạt ngưỡng 50 trong Chỉ số Nhà Quản lý Mua hàng vào tháng 1 cho thấy ngành này đang bắt đầu mở rộng. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp thấp ở Mỹ là 3,9% cho thấy người tiêu dùng vẫn có khả năng mua hàng hóa và dịch vụ ở mức hiện tại. Tuy nhiên, mức nợ thẻ tín dụng gia tăng có thể cuối cùng sẽ dẫn đến việc giảm chi tiêu.

Cũng có dấu hiệu cho thấy khối lượng hàng hóa điện tử sẽ tăng trong năm nay, một phân khúc lớn trong ngành vận chuyển hàng không. International Data Corp. dự báo lượng hàng giao cho thiết bị thực tế tăng cường và thực tế ảo sẽ tăng 44.2% lên 9.7 triệu đơn vị trong năm nay, sau khi giảm 23.5% vào năm 2023. Thị trường điện thoại thông minh toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại 2.8% trong năm nay. Máy tính chơi game tăng khiêm tốn 1%, trong khi màn hình chơi game tiếp tục đà tăng trưởng, đạt 22.2 triệu đơn vị và tăng 13.6% trong năm nay.

Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Hoa Kỳ dự báo doanh số bán lẻ tại Hoa Kỳ sẽ tăng từ 2.5% đến 3.5% trong năm nay, đạt khoảng 5.25 nghìn tỷ đô la, thấp hơn mức tăng trưởng hàng năm 3.6% vào năm 2023 và trung bình hàng năm trước đại dịch là 10%. Doanh số bán hàng không qua cửa hàng và trực tuyến dự kiến sẽ tăng từ 7% đến 9% so với năm trước, đạt khoảng 1.48 nghìn tỷ đô la.

Các hãng tàu container đã thích nghi với tuyến đường thay thế qua Biển Đỏ xung quanh châu Phi, điều này cũng không làm tăng chi phí đáng kể hay góp phần vào lạm phát toàn cầu.

Các cảng ở Mỹ đã xử lý 1.96 triệu container tiêu chuẩn vào tháng Giêng, tăng 4.7% so với tháng Mười Hai và tăng 8.6% so với cùng kỳ năm trước. Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia dự báo khối lượng container sẽ tăng 7.8% so với năm trước trong nửa đầu năm 2024.

Tỷ lệ hàng tồn kho hàng thấp cũng là yếu tố tích cực góp phần vào sự gia tăng thương mại khi các nhà sản xuất và bán lẻ đã giải phóng hàng tồn kho thừa vào năm ngoái và sẵn sàng đặt hàng mới nếu họ nhận thấy sức mạnh tiêu dùng. S&P Global Market Intelligence cho biết hiệu ứng giảm hàng tồn kho có thể thấy qua nhập khẩu giày thể thao của Mỹ, tăng 4% vào tháng Giêng và 17% vào tháng Hai sau khi giảm 17% trong quý cuối của năm 2023.

Trade Data Service dự báo năm 2024 sẽ là một năm đầy hứa hẹn đối với vận tải hàng không quốc tế nếu thương mại điện tử và sản xuất xuyên biên giới duy trì, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng 3%. 

Nguồn: https://www.freightwaves.com/news/air-cargo-market-rides-an-incoming-wave-but-can-it-last 

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS