Thị trường hàng hóa hàng không tăng trưởng ấn tượng 11% trong ba tháng liên tục

22.04.2024

Theo dữ liệu thị trường hàng tuần mới nhất từ Xeneta, nhu cầu thị trường hàng không toàn cầu tăng 11% trong ba tháng liên tục (so với năm ngoái) nhờ vào sự bùng nổ của thương mại điện tử và những ảnh hưởng của xung đột tại khu vực Biển Đỏ đối với dịch vụ vận tải đường biển.

Trong những tháng thường được coi là thời điểm yếu của ngành vận tải hàng không, khối lượng cao hơn này đã vượt qua mức tăng trưởng của nguồn cung cấp, với sự tăng trưởng +8% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã dẫn đến sự bứt phá trong chỉ số tải động toàn cầu - chỉ số thước đo của Xeneta về khả năng sử dụng công suất hàng không dựa trên khối lượng và trọng lượng hàng hóa được vận chuyển cùng với công suất có sẵn.

Tỷ lệ tải trọng ba tháng đầu năm 2024 đã tăng 2 % so với năm trước, đạt 59%. Và hiệu suất trong tháng Ba cũng cho thấy sự tăng trưởng tương tự, lên tới 61%.

Niall van de Wouw, Giám đốc Hàng không của Xeneta chia sẻ rằng “Mặc dù rằng số liệu tháng gần nhất cần được đối chiếu với mức thấp kỷ lục trong tháng tương ứng của năm 2023, khi ngành sản xuất toàn cầu có dấu hiệu suy giảm quý 1 năm 2024 vẫn chứng kiến thị trường hàng không đặc biệt nhộn nhịp.”

Ông Niall van de Wouw cũng đặt câu hỏi: “Liệu chúng ta nên ngạc nhiên về tình hình này, hay đã đến lúc chúng ta cần quen với nó? Dù thị trường không lập tức nhận được nhiều lợi ích, nhưng không thể phủ nhận rằng những rối loạn tại Biển Đỏ đã góp phần vào những số liệu gần đây. Sự tăng trưởng của ngành hàng không chủ yếu do lượng hàng tăng từ Trung Đông và Nam Á, khi các nhà vận chuyển chuyển hướng từ vận tải biển sang hàng không để tránh sự chậm trễ tại Biển Đỏ. Chúng ta cũng không thể coi nhẹ tầm quan trọng của sự bùng nổ thương mại điện tử, mà dường như không có dấu hiệu hạ nhiệt trên các tuyến đường chính.”

Trong tháng 3, mức giá cước bình quân toàn cầu cho vận chuyển hàng không đã tăng 7% so với tháng trước, đạt 2,43 USD mỗi kg.

Đặc biệt, tuyến đường từ Trung Đông và Nam Á sang châu Âu tiếp tục dẫn đầu về mức tăng giá cước hàng không. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi những lo ngại về tình hình Biển Đỏ làm giảm công suất, giá cước trung bình trên tuyến này tăng vọt 46% so với tháng 2, đạt 2,82 USD mỗi kg, tăng 71% so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình này càng trở nên rõ nét đối với thị trường xuất khẩu từ Ấn Độ, khi mức giá cước hàng không từ Ấn Độ sang châu Âu trong tháng 3 đã tăng đột biến lên 68% theo tháng, đạt mức 3,38 USD mỗi kg.

Ngược lại, mức giá cước cho các container vận chuyển đường biển từ bờ Tây Ấn Độ đến Bắc Âu đã giảm 9% trong tháng 3 sau khi đạt đỉnh vào tháng 2, mặc dù vẫn cao hơn 340% so với trước khi xảy ra sự cố tại Biển Đỏ vào tháng 12.

Thị trường hàng không từ Trung Đông và Nam Á sang Mỹ cũng có sự tăng giá đáng kể. Mức giá cước bình quân trong tháng 3 đạt 4,03 USD mỗi kg, tăng 35% so với tháng trước và 51% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, mức giá cước hàng không từ châu Âu sang Mỹ chỉ tăng nhẹ 3% theo tháng, lên 2,12 USD mỗi kg, do tuyến đường này ít bị ảnh hưởng bởi tình hình Biển Đỏ.

Thị trường xuất khẩu từ Trung Quốc giảm so với tháng 02/ 2024 khi thị trường hạ nhiệt sau Tết Nguyên Đán. Mức giá cước từ Trung Quốc sang châu Âu giảm 3% theo tháng, xuống còn 3,64 USD mỗi kg. Tuy nhiên, mức giá này vẫn tăng 5% so với năm trước, chủ yếu do nhu cầu thương mại điện tử và sự chuyển hướng từ Biển Đỏ.

Tương tự, mức giá cước từ Trung Quốc sang Mỹ là 4,06 USD mỗi kg đã giảm 2% theo tháng, nhưng so với năm trước, nhu cầu thương mại điện tử tăng và sự phục hồi chậm của công suất khoang hành khách đã đóng góp vào mức tăng trung bình 15% của giá cước vận tải.

Thị trường xuất khẩu từ Nam Mỹ ghi nhận mức giảm lớn nhất trong số các tuyến đường hàng không toàn cầu hàng đầu. Do nhu cầu thị trường hoa giảm, mức giá cước hàng không từ Nam Mỹ sang Mỹ giảm 12% so với tháng trước, xuống còn 1,25 USD mỗi kg vào tháng Ba, giảm 7% so với năm trước. Thị trường từ Nam Mỹ sang châu Âu cũng có xu hướng tương tự, với mức giá cước trung bình là 1,75 USD mỗi kg, giảm 18% theo tháng và 11% theo năm.

Trong quý đầu tiên của năm 2024, tỷ lệ khối lượng hàng trên thị trường giao ngay chiếm 43% tổng thị trường – so với 31% trong kỳ trước đại dịch. Sự kỳ vọng về ‘bình thường hóa’ của thị trường hàng hóa thúc đẩy các nhà giao nhận ngắn hạn trên thị trường giao ngay với hy vọng thu về được nhiều lợi ích hơn. 

Tương tự, trong quý đầu tiên của năm 2024, nhiều nhà vận chuyển đã chuyển từ các hợp đồng vận chuyển hàng không toàn cầu dài hạn sang các cam kết công suất ngắn hạn, với các hợp đồng 3 tháng chiếm 41% tất cả các hợp đồng thương lượng mới trong quý này, tăng 18% điểm so với quý trước. Sự ưa chuộng đối với các hợp đồng 6 tháng đã giảm 23% điểm so với quý trước.

Thị trường hàng không toàn cầu đã khởi đầu năm mạnh mẽ hơn dự kiến, tuy nhiên, một quý mới sắp tới cùng với việc tăng thêm công suất dự kiến sẽ gây áp lực giảm chung đối với tỷ lệ tải và mức giá cước. Mặc dù vậy, một số tuyến đường đặc biệt vẫn sẽ thấy mức giá cước được đẩy cao bởi sự phát triển không ngừng của thương mại điện tử và sự không chắc chắn còn vương lại từ Biển Đỏ.

“Đây đã là sáu tháng liên tiếp thị trường hàng không thể hiện sức mạnh vượt trội so với dự báo. Liệu thị trường sẽ chậm lại vào lúc nào? Chỉ có thời gian mới có thể trả lời, nhưng hiện tại, nhu cầu vận chuyển hàng không đang cho thấy sự phục hồi và tăng trưởng đáng ngạc nhiên.”

Nguồn: https://www.xeneta.com/news/surprisingly-resilient-air-cargo-market-enjoys-a-third-consecutive-month-of-11-demand-growth-in-march 

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS