Trong kết quả báo cáo PCI 2022 công bố, 5 tỉnh, thành có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt nhất tại Việt Nam được xếp hạng lần lượt là: Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội và Đồng Nai.
Theo đó, kết quả báo cái PCI từ năm 2015 – 2021, tỉnh Bình Dương luôn nằm vị trí hàng đầu về chất lượng cơ sở hạ tầng. Nhưng đến năm 2022 đã có sự thay đổi về các vị trí trong top 5, theo thứ tự gồm: Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai.
Quảng Ninh hiện có hệ thống hạ tầng giao thông tương đối hoàn chỉnh khi có sân bay, đường cao tốc, hệ thống cảng biển hiện đại, theo đánh giá từ UBND tỉnh Quảng Ninh.
Trong đó, tỉnh Quảng Ninh có hệ thống hạ tầng kết nối đường bộ, đường thuỷ nội địa hiện đại cho luồn hàng đi và đến cảng. Vị trí cảng biển Quảng Ninh dễ dàng kết nối tới các vùng kinh tế trọng điểm và là đầu mối xuất nhập khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh.
Hiện tại, Cảng biển Quảng Ninh thuộc cảng nhóm I (Bao gồm: Cảng Hải Phòng, Cảng Quảng Ninh, Cảng Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình), phục vụ nhu cầu vận tải đường biển của các tỉnh phía Bắc, so với cảng Hải Phòng, lượng hàng qua cảng Quảng Ninh bằng 75% công suất. Ngoài ra, đây cũng là địa phương tiên phong về đầu tư ngân sách của tỉnh hoặc ứng vốn cho Trung ương để giải phóng mặt bằng cho các dự án, công trình, từ đó tạo động lực thu hút đầu tư theo đối tác công – tư.
Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2015 – 2020, tỉnh Quảng Ninh đã cải tạo 228km đường quốc lộ; Làm mới và nâng cấp 126,7km đường tỉnh; Cải tạo, làm mới, duy tu 1250km đường huyện và 3750km đường nông thôn, miền núi.
Ngoài ra tỉnh này cũng đã đầu tư hoàn chỉnh các tuyến cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, Hạ Long – Hải Phòng, cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai, cảng hàng không quốc tế Vân Đồn và các công trình kết nối khu công nghiệp, khu kinh tế, cảng biển khác.
Tỉnh Quảng Ninh cũng chú trọng hoạt động liên kết vùng khi:
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050
Về liên kết vùng, tỉnh sẽ thúc đẩy liên kết với: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Giang,…
Về liên kết nội vùng: các khu vực vùng cao, miền núi, vùng động lực, trung tâm đô thị gắn với hành lang phát triển kinh tế (Hành lang Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hành lang Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hành lang kinh tế ven biển từ Móng Cái đến Cà Mau)
Các công trình giao thông đường bộ:
Về quy hoạch các loại hình hạ tầng:
Về quy hoạch trung tâm logistics:
Source: https://cafef.vn/tinh-vuot-binh-duong-tro-thanh-noi-co-chat-luong-co-so-ha-tang-tot-nhat-viet-nam-se-quy-hoach-ra-sao-trong-tuong-lai-188230519055637734.chn