Đẩy mạnh hoạt động số hóa trong doanh nghiệp Việt Nam?

03.12.2021

Sự bùng phát của dịch bênh Covid 19 trong thời gian qua vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Các tổ chức cần đối diện với nhiều nguy cơ đứt gẫy chuỗi cung ứng hơn, tuy nhiên đây cũng là “khoảng thời gian” tuyệt vời để tối ưu hóa và bứt phá.

Bằng việc số hóa trong doanh nghiệp, các đơn vị Việt đang dần chuyển mình theo xu hướng công nghệ, hiện đại hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng ứng biến với thị trường.

Cùng ALS tìm hiểu chi tiết hơn về số hóa cũng như vai trò của công tác này trong việc đẩy mạnh sản xuất – kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam thông qua bài viết dưới đây.

1. Số hóa trong doanh nghiệp là gì?

Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, số hóa trong doanh nghiệp là quá trình chuyển đổi các thông tin, hệ thống thường sang các hệ thống kỹ thuật số.

Ví dụ: các tài liệu giấy, văn bản hồ sơ thông thường được số hóa thành các tệp tin điện tử (.tif, .pdf, .jpg, …) để tổ chức có thể thao tác, truy vấn mọi lúc, mọi nơi không giới hạn.

Quá trình số hóa trong doanh nghiệp có thể chia làm 2 giai đoạn:

- Số hóa dữ liệu: theo đó các dữ liệu truyền thống (văn bản, giấy tờ, …) được chuyển hóa thành các định dạng kỹ thuật số

- Số hóa quy trình: thông qua các dữ liệu được số hóa, các quy trình trong doanh nghiệp được thay đổi, sử dụng hệ thống kỹ thuật số ứng dụng trong việc quản lý quy trình đó. Các hoạt động được thực hiện trên nền tảng trực tuyến, nhanh chóng hơn.

Ví dụ: nhờ việc các văn bản hành chính được số hóa, quy trình kiểm tra, tra cứu, sử dụng thông tin được thực hiện theo quy trình Online, các phân cấp truy cập, … -> Thay đổi quy trình truyền thống trước kia.

2. Vai trò của việc số hóa các hoạt động sản xuất – kinh doanh?

Có thể nói số hóa chính là xu hướng của tương lai. Khi các hoạt động trong doanh nghiệp được số hóa, khả năng của tổ chức được mở rộng. Không gian được trở nên không giới hạn, nhân sự có thể làm việc mọi lúc, mọi nơi, hiệu quả.

Xem thêm: Quy trình số hóa tài liệu lưu trữ doanh nghiệp

Các dữ liệu và thông tin vừa dễ kiểm soát và lại bảo mật hơn. Các doanh nghiệp cũng có thể lưu trữ lượng lớn dữ liệu hơn mà không lo giấy tờ, văn bản bị hư hỏng theo thời gian.

Một số lợi ích khác nhờ hoạt động số hóa trong doanh nghiệp có thể kế đến như:

- Quản lý doanh nghiệp có thể phân bổ nguồn lực của đơn vị (nhân sự, vốn, ...) một cách hiệu quả hơn, cập nhật liên tục theo thời gian thực.

- Cập nhật thông tin thị trường, khách hàng nhanh chóng từ đó dễ đàng đưa ra các phương án, kế hoạch phù hợp.

- Tăng cường tính linh hoạt của tổ chức, chủ động đón nhận cơ hội và sẵn sàng đối phó với những rủi ro tiềm ẩn từ thị trường

- Dễ dàng thiết kế, điều chỉnh chất lượng, giá cước nhanh chóng, cá nhân hóa theo nhu cầu của từng khách hàng (điều này làm được do dữ liệu thông tin khách hàng được cập nhật nhanh chóng, chính xác và chi tiết hơn so với cách quản lý thông thường trước kia. Những yêu cầu, thay đổi của khách hàng được gửi tới doanh nghiệp nhanh chóng, khâu quản lý, trao đổi khách hàng thuận tiện hơn từ đó gắn kết quan hệ khách hàng).

- Thay đổi cách thức phân phối lợi nhuận nhờ việc số hóa, quản lý các khoản nợ, tái đầu tư, tích trữ vốn, … phục vụ các mục tiêu chiến lược trong dài hạn.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hơn về hoạt đống số hóa trong doanh nghiệp cũng như vai trò của công tác trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất – kinh doanh của tổ chức.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS