Hoạt động Procurement là gì? Sự khác nhau giữa Purchasing và Procurement

08.12.2022

Khái niệm về Purchasing và Procurement thường bị mọi người nhầm lẫn

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Procurement là gì và sự khác nhau giữa Procurement với Purchasing trong thực tế.

I. Định nghĩa Procurement là gì?

Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu Procurement là chuỗi các hoạt động bắt đầu từ việc lên kế hoạch cho tới xây dựng chiến lược mua hàng và duy trì hoạt động mua đảm bảo nhu cầu của tổ chức.

Đối tượng tác động của Procurement có thể là:

- Nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất

- Hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho tổ chức

Procurement có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn đinh của chuỗi cung ứng hàng hóa doanh nghiệp.

II. Procurement bao gồm những hoạt động nào?

Quy trình Procurement sẽ được thực hiện tuần tự với nhiều hoạt động khác nhau:

- Lập kế hoạch mua hàng (Planning)

- Lọc và tìm kiếm nguồn hàng phục vụ nhu cầu (Sourcing)

- Lên list và lựa chọn đối tác cung ứng (Selection)

- Đàm phán và thỏa thuận các điều kiện hợp tác (Negotation)

- Xác nhận hợp đồng hợp tác (Contract and Transaction)

- Theo dõi và kiểm soát chất lượng cung ứng của các đối tác (Supplier Performance Management) 

- Duy trì hoạt động ổn định của chuỗi cung ứng.

III. Sự khác nhau giữa Purchasing và Procurement?

Purchasing bản chất chỉ là một hoạt động con nằm trong phạm vi của Procurement. Hoạt động Purchasing chỉ gói gọn trong việc mua/đặt hàng, giao dịch, thanh toán.

Để nắm được rõ hơn về sự khác giưa hai khái niệm này, chúng ta có thể cùng tham khảo bảng phân tích dưới đây

Yếu tố

Purchasing

Procurement

Giải quyết vấn đề

Trả lời cho câu hỏi hàng hóa hay dịch vụ được đặt như thế nào

Hàng hóa hay dịch vụ được đặt và đến từ đâu

Phạm vi

Mang tính giao dịch hơn là chiến thuật

Mang tính chiến thuật hơn là các giao dịch

Đối tác cung ứng

Thường làm việc với các nhà cung ứng hiện có

Tìm kiếm không ngừng và lên list các nhà cung ứng mới, duy trì mối quan hệ giao dịch hiện tại

Liên kết

Ít liên kết với các bên hữu quan của công ty

Có mỗi quan hệ chặt chẽ với các bên hữu quan của tổ chức

Đo lượng hiệu quả

Đo lường bằng việc hàng hóa có đúng, thời điểm và chi phí mua hàng

Đo lượng bằng yếu tố tiết kiệm chi phí cho tổ chức, giảm thiểu rủi ro cùng các yếu tố khác

Kỹ năng cần có

Tổ chức, cẩn thận chi tiết

Xây dựng mối quan hệ, đàm phán, nghiên cứu

Tập trung

Yếu tố giá cả và chi phí thấp nhất trên đơn vị mua được

Yếu tố giá trị và tổng chi phí sở hữu

Mức bồi thường

Thấp, dễ bị ảnh hưởng bởi quá trình tự động hóa

Cao, ít bị ảnh hưởng bởi quá trình tự động hóa

Đọc thêm:

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về Procurement là gì cũng như sự khác nhau giữa hai khái niệm “thu mua” phổ biến. Nếu cần tư vấn hay tư vấn thêm các thông tin chi tiết hơn về các hoạt động sản xuất hay dịch vụ Logistics hỗ trợ cho quá trình nói trên, đùng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS