Chi phí thuê dịch vụ Logistics tại Châu Á - TBD tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm

25.08.2023

Chi phí thuê được dự báo sẽ giảm nhẹ cho những tháng còn lại của năm khi các đơn vị đi thuê cẩn trọng hơn.

Tại 17 thành phố lớn của Châu Á – Thái Bình Dương cho thấy mức tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái về chi phí thuê dịch vụ logistics, chủ yếu đến từ mức tăng là tại thị trường Manila (Philippines), theo báo cáo thị trường logistics Châu Á- TBD nửa đầu năm 2023 từ Knight Frank – Đơn vị tư vấn về các loại bất động sản đến từ Anh thành lập từ năm 1896.

Theo báo cáo, mức tăng này cũng làm các thách thức về kinh tế khó khăn hơn so với cùng kỳ năm ngoái. 

Cụ thể, tổng quan về mức tăng có động lực từ nhu cầu ổn định của các tổ chức và doanh nghiệp sản xuất cho thương mại điện tử, và dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL), mặc dù những ảnh hưởng từ mức tăng GDP yếu từ Trung Quốc và những yếu tố bất định của nền kinh tế thế giới.

Về thị trường Đông Nam Á/Đông Á

Theo báo cáo từ Knight Frank, Manila ghi nhận mức chi phí thuê dịch vụ logistics tăng cao nhất tại Châu Á – TBD.

Tuy nhiên, với dự báo nguồn cung cao từ Trung Quốc, chi phí thuê tại Bắc Kinh và Thượng Hải có thể sẽ là yếu tố chính giúp giảm mức chi phí do tỷ lệ dư thừa đăng tăng cho đến hết năm 2023.

“Jakarta là thị trường duy nhất có thể xác định xu hướng mức giám chi phí thuê trong khu vực, còn với động lực ngắn hạn cho thấy sự suy giảm. Tỷ lệ thuê trong nửa đầu năm đã giảm 4,8% so với mức 5,3% 6 tháng trước đó, điều này cho thấy tính chuyển dịch năng động của thị trường Jakarta” theo nhận định từ Knight Frank.

Thêm vào đó, nhu cầu của mảng thương mại điện tử bắt đầu bình thường trở lại, việc tập trung vào tối ưu sự hiện diện đã làm tăng nhu cầu để hiện đại hoá các cơ sở của các đơn vị logistIcs. Sự ưu tiên cho các cơ sở cỡ lớn ở những khu vực trung tâm và cho vận chuyển chặng cuối tiếp tục tiếp đà cho các hoạt động cho thuê tại Đông Nam Á.

Về dự báo cho nửa cuối năm nay, báo cáo nhận đình rằng: “Sẽ vẫn còn tình trạng thiếu hụt cho những cơ sở logistics chất lượng, điều này cũng sẽ đẩy giá thuê tăng, còn các đơn vị đi thuê cẩn trọng hơn sẽ làm chậm đà tăng tỷ lệ thuê”

Về thị trường Úc

Việc thiếu hụt nguồn cung đang đẩy giá thuê tăng , còn tỷ lệ trống ở khu vực phía Đông giáp biển của Úc tiếp tục chạm ngưỡng kỷ lục thấp mới. Các ưu đã tiếp tục giảm trogn năm 2023 và và hiện ở mức trung bình là 10%, điều này đã kích thích giá thuê thực tế tăng mạnh. Knight Frank cho biết, mặc dù đạt đỉnh trong chu kỳ phát triển vào năm 2023, cả 3 thị trường trường lớn đều sẽ có thêm nguồn cung mới từ 8-900.000 m/thị trường, nhưng hơn 50% nhu cầu đã được đặt trước.

Điều này hạn chế lượng cầu đầu cơ gia nhập thị trường, cũng như khó có thể làm giảm đáng kể tình trạng thiếu cung hiện tại.

“Những điều kiện này cũng được phản ánh ở Auckland, nơi giá thuê tiếp tục tăng do tỷ lệ trống chỉ ở mức 1,0%, điều này càng trở nên trầm trọng hơn do nguồn cung đất khan hiếm.”

Về thị trường Nam Á

Nhu cầu tại ba thị trường kho bãi chính của Ấn Độ tiếp tục được duy trì ở mức gần kỷ lục. Mumbai và Bengaluru đã có sự tăng trưởng lành mạnh về khối lượng giao dịch cho thuê khi tỷ lệ trống đang bó hẹp nhanh chóng trong sáu tháng qua. Hoạt động ở Delhi-NCR chậm dần mặc dù mức cao đã được thiết lập từ kỳ trươc đó.

Giá thuê tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2023 do nhu cầu duy trì và chi phí đầu vào tăng. Mặc dù nhu cầu cho thương mại điện tử được xem là đã giảm, nhưng ngành sản xuất và các công ty 3PL đã “điền vào chỗ trống”.

Tim Armstrong, Giám đốc về giải pháp và chiến lược khách thuê của Knight Frank Châu Á – TBD cho biết: “Ngay cả khi lĩnh vực hậu cần châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục phân hoá bởi nhu cầu ổn định, củng cố bởi sự hấp dẫn lâu dài đối với nguồn cung chất lượng,

“Trong trung hạn, lãi suất tăng và tốc độ tăng trưởng chậm vẫn là mối lo ngại chính đối với khu vực, ảnh hưởng đến chi tiêu và tiêu dùng của người tiêu dùng. Do đó, các doanh nghiệp dự kiến sẽ duy trì mức tồn kho giảm và hợp lý hóa chuỗi cung ứng của họ, dẫn đến nhu cầu của ngành ở mức vừa phải và tạo ra triển vọng cho thuê lại,” Armstrong nói thêm.

Christine Li, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tại Knight Frank cho biết: “Các điều kiện tại thị trường Trung Quốc đại lục đang thể hiện sự khác biệt so với phần còn lại của khu vực, khi nền kinh tế của nước này giảm tăng trưởng. Tuy nhiên, điều này được đối trọng bởi tâm lý tích cực hơn ở các lĩnh vực khác, nơi nhu cầu tăng trưởng vượt xa nguồn cung. Các yếu tố cơ bản về cấu trúc dài hạn cũng tiếp tục củng cố nhu cầu tại các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, cùng với Ấn Độ, quốc gia đang dần đạt được tầm quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.”

“Nhìn chung, lĩnh vực hậu cần của khu vực vẫn ở trạng thái điều chỉnh, do nhu cầu thương mại điện tử tiếp tục thích ứng với một chu kỳ mới trong môi trường hậu đại dịch, sẽ kéo dài đến nửa cuối năm 2023. Chúng tôi kỳ vọng giá thuê do phía cung sẽ tăng lên vừa phải khi người thuê áp dụng cách tiếp cận có chọn lọc hơn và ưu tiên đảm bảo hoạt động hậu cần của họ trong tương lai,” ông Li nói.

Nguồn: https://www.edgeprop.my/content/1906949/asia-pacific-logistics-rents-continue-rise-1h2023-%E2%80%94-knight-frank

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS