Các hình thức nhập khẩu hàng hóa phổ biến vào Việt Nam hiện nay

21.12.2021

Nhập khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam nhằm mục địch tiêu dùng hay phục vụ các hoạt động sản xuất & kinh doanh.

Vậy có các hình thức nhập khẩu hàng hóa nào?

Cùng ALS tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết chi tiết dưới đây các bạn nhé.

I. Nhập khẩu hàng hóa là gì?

Nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mua và bán trên phạm vi quốc tế. Thực chất đây là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam (phần lớn) để tiêu thụ. Hoạt động này thường được thực hiện giữa các tổ chức và theo các tiêu chuẩn, quy định nhất định.

Bạn đọc có thể tham khảo khoản 1 Điều 28 Luật Thương Mại 2005 định nghĩa “nhập khẩu hàng hóa là gì” như sau: "Nhập khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc khu vực đặc biệt khác nằm trên lãnh thổ Việt Nam được hải quan cho phép theo quy định của pháp luật”.

Đọc thêm:

II. Các hình thức nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phổ biến hiện nay?

Tại Việt Nam, có 5 hình thức nhập khẩu hàng hóa phổ biến thường được sử dụng bao gồm:

1 – Hình thức nhập khẩu trực tiếp

Hình thức nhập khẩu trực tiếp được thực hiện khá đơn giản. Theo đó, người mua và người bán sẽ tiến hành giao dịch trực tiếp với nhau. Thông thường hình thức này do một doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kinh nghiệm, tiến hành nhập khẩu độc lập theo đúng các quy định của Nhà nước.

Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chủ động thực hiện việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác bán, phương thức giao dịch cho đến ký kết và thực hiện hợp đồng.

2 – Hình thức nhập khẩu gián tiếp (ủy thác)

Có thể hiểu đơn giản hình thức này như sau. Khác so với hình thức nhập khẩu trực tiếp, đơn vị tiến hành nhập khẩu gián tiếp sẽ ủy thác cho một đơn vị trung gian thứ ba thực hiện các hoạt động hỗ trợ bao gồm nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác, ký kết giao dịch, làm thủ tục nhập hàng hay xử lý các khiếu nại, bồi thường nếu phát sinh.

Hình thức nhập khẩu hàng hóa này thường được sử dụng nhiều ở Việt Nam do tính an toàn, sự đảm bảo cũng như tính hợp lý của chi phí thực hiện (Do không nhiều doanh nghiệp Việt có thể tự đứng ra làm nhập khẩu hay đủ khả năng, kiến thức, hiểu biết về thị trường hàng hóa nhập khẩu).

3 – Hình thức tạm nhập tái xuất

Đây là hình thức hàng hóa được nhập khẩu tạm thời vào Việt Nam nhưng sau đó cũng chính hàng hóa đó đuộc xuất trực tiếp sang một nước khác. Hình thức nhập khẩu hàng hóa này không phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà chủ yếu phục vụ cho công tác bán hàng, phòng khám, kinh doanh thu lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch về giá vốn, khả năng am hiểu thị trường.

4 – Hình thức nhập khẩu liên doanh

Hình thức nhập khẩu này xuất phát từ sự tự nguyện giữa các doanh nghiệp cùng có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa. Trong số các doanh nghiệp này, cần có ít nhất một doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp.

Những doanh nghiệp này sẽ cùng nhau san sẽ về hàng hóa, rủi ro, chi phí, lợi nhuận doanh thu đối với hàng hóa mà mình đã nhập.

5 – Hình thức nhập khẩu gia công

Hình thức nhập khẩu gia công thường thấy ở những khu công nghiệp, khu chế xuất. Theo đó, bên nhập khẩu (hay bên nhận gia công) sẽ tiến hành nhập các nguyên liệu đầu vào từ phía đơn vị xuất khẩu (bên đặt gia công) để tiến hành gia công thành công theo hợp đồng xác nhận giữa hai bên.

Có thể bạn quan tâm:

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các hình thức nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam. Nếu có những thắc mắc hay thông tin cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của ALS để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS