HS Code là thông tin được sử dụng rất nhiều trong các chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. Chúng ta có thể thường xuyên thấy HS Code trong các tờ khai hải quan, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ CO/CQ, hóa đơn thương mại, …
Có thể nói HS Code là dữ liệu cơ bản nhưng quan trọng bậc nhất đối với những anh chị em làm hàng hóa xuất nhập. Nó tác động trực tiếp đến thuế, giá cả hàng hóa xuất/nhập.
Bài viết ngày hôm nay ALS sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn HS Code là gì và ứng dụng tra cứu mã này khi thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
HS Code được viết tắt từ từ Harmonized System Codes
Dịch nôm na ra Tiếng Việt là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (mà khi đi học lý thuyết chúng ta đã có thể nghe).
Mục tiêu khi sử dụng mã HS Code đó là nhằm phân loại các loại hàng hóa thành một hệ thống chuẩn, với danh sách mã số cho các loại hàng hóa được áp dụng ở tất cả các quốc gia. Việc này tạo điều kiện cho việc thống nhất “ngôn ngữ hàng hóa chung”, giúp đơn giản hóa công việc cho các cá nhân, tổ chức khi thực hiện các hiệp ước, hiệp định thương mại quốc tế.
Dựa vào mã HS Code, các cơ quan hải quan sẽ tiến hành áp các thuế xuất nhập khẩu phù hợp cho từng loại hàng hóa. Ngoài ra, Nhà nước cũng dựa vào HS Code để thống kê và báo cáo về lưu lượng xuất nhập thực tế qua các nhóm hàng, loại hàng chi tiết.
Từ bản chất nói trên, chúng ta sẽ hiểu sâu hơn HS Code là gì.
HS Code hay mã HS là mã số phân loại hàng hóa được quy chuẩn theo quy định của Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành.
Hiện nay, ở nước ta đang áp dụng mã HS với hàng hóa là 8 số, một số nước trên thế giới quy ước mã hàng hóa là dãy có 10 hoặc 12 số (tùy theo quy định của mỗi quốc gia).
Tìm hiểu thêm: Hiệp định tự do thương mại EVFTA là gì?
Mỗi mã HS Code được cấu trúc theo quy chuẩn của tổ chức hải quan thế giới WCO.
Theo đó, mã HS sẽ bao gồm 6 chữ số đầu tiên mang tính quốc tế, các số còn lại (2 -> 6 số còn lại) mang tính phân nhóm phụ theo quy định của từng Quốc gia.
Cấu trúc chính của một mã HS bao gồm:
- Phần: Trông mã HS Code có đến 22 phần, mỗi phần sẽ có 1 chú giải riêng
- Chương: được quy định là 2 số đầu trong mã, mô tả tổng quát về loại hàng hóa. Tổng cộng theo quy định có 97 chương quốc tế. Chương 98 và 99 là dành cho các quốc gia, mỗi chương sẽ có chú giải chi tiết.
- Nhóm: Bao gồm 2 ký tự sau chương, thể hiện phân loại nhóm sản phẩm
- Phân nhóm: Bao gồm 2 ký tự sau nhóm, thể hiện phân nhóm chi tiết dưới nhóm
- Phân nhóm phụ: các ký tự sau cùng thể hiện phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định.
Chúng ta có thể lấy ví dụ về một mã HS Code là: 65061010. Khi nhìn vào mã HS code, chúng ta có thể lấy được các thông tin sau:
- 65: Thể hiện Chương - Mũ, các vật đội đầu khác cùng bộ phận của chúng
- 06: Thể hiện Nhóm – Mũ, các vật đội đầu khác, đã hoặc chưa lót hoặc trang trí
- 10: Thể hiện Phân nhóm – Mũ bảo hộ
- 10: Thể hiện Phân nhóm phụ của Quốc gia
Mã HS Code ảnh hưởng rất nhiều đến biểu phí thuế xuất, giá cả hàng hóa, chính vì vậy việc cấp thông tin HS Code chính xác giúp hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn.
Thông thường để tra cứu HS Code một cách chính xác, các bạn có thể dựa vào một trong ba cách dưới đây:
- Cách 1: Hỏi người có kinh nghiệm: Bạn có thể hỏi các anh/chị đồng nghiệp đi trước trong cùng công ty, nhóm, đối tác … để lựa chọn mã HS Code chính xác nhất dựa trên kinh nghiệm làm việc xuất nhập khẩu hàng hóa lâu năm. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ sự tư vấn từ các công ty Logistics, công ty cung cấp dịch vụ thông quan cho hàng hóa, …
- Cách 2: Tra cứu dựa trên website:
Bạn có thể tra cứu mã HS Code chính thống và chính xác 100% (dành cho các bạn nào đã có kinh nghiệm, am hiểu thông tin).
- Cách 3: Thông qua biểu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa: thông qua file biểu mẫu thuế, bạn có thể sử dụng nhập những từ khóa về hàng hóa liên quan, tìm kiếm và tra cứu các mã HS Code phù hợp theo mô tả, chủng loại hàng.
Ngoài việc biết cách tra cứu, bạn cũng cần hiểu thêm về những quy tắc tra cứu mã HS Code là gì để biết được các thông tin mình tìm thấy có chính xác không.
- Quy tắc 1: Chú giải chương và tên định danh
- Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện và hợp chất cùng nhóm
- Quy tắc 3: Hàng hóa thoạt nhìn ở nhiều nhóm
- Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa giống chúng nhất
- Quy tắc 5: Bao bì, hộp đựng
- Quy tắc 6: Cách thức phân loại và so sánh
Chi tiết các quy tắc tra cứu này, ALS sẽ cung cấp thông tin ở trong những bài viết kế tiếp. Quý bạn và doanh nghiệp có thể theo dõi thêm tại phân tin tức cũng như dịch vụ của Công ty để cập nhật các thông tin mới nhất.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về HS Code là gì và ứng dụng thực tế để hiểu việc sử dụng HS Code trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
Có thể bạn quan tâm:
Nếu cần tư vấn thêm về các dịch vụ xuất nhập khẩu, thông quan, dịch vụ hải quan hay các dịch vụ liên quan đến Logistics Hàng không, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ nhanh nhất.