Số hóa và chuyển đổi số khác nhau như thế nào?

30.11.2021

Số hóa và chuyển đổi số là hai khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn nếu không hiểu rõ về bản chất. Cách sử dụng của hai khái niệm này cũng là hoàn toàn khác nhau.

Cùng tìm hiểu chi tiết khái niệm số hóa và chuyển đổi số thông qua bài viết chi tiết dưới đây.

1. Thế nào được gọi là số hóa?

Số hóa được hiểu là quá trình chuyển đổi các giá trị thực sang các giá trị số, tạo điều kiện cho các cá nhân/doanh nghiệp dễ dàng quản lý và truy xuất hơn.

Số hóa được chia thành 2 cấp độ (tương ứng với 2 loại số hóa):

- Số hóa dữ liệu: đây là dạng chuyển đổi các dữ liệu dạng vật lý (văn bản, giấy tờ, hồ sơ, …) hay analog thành các định dạng kỹ thuật số mà máy tính, phần mềm có thể đọc hiểu được.

- Số hóa quy trình: là việc sử dụng các dữ liệu được số hóa để cải thiện khả năng làm việc, quy trình vận hành của đơn vị.

Ví dụ về hình thức số hóa:

- Số hóa dữ liệu: các văn bản, tài liệu của phòng tổ chức hành chính thành các định dạng PDF, JPG, … để lưu trữ và quản lý.

- Số hóa quy trình: là việc bộ phận tổ chức hành chính tiến hành quy chuẩn việc khai thác dữ liệu số hóa trên nền tảng Online, cho phép khai thác truy vấn theo từng cấp, nhanh chóng và không giới hạn.

2. Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là sự nâng cấp toàn diện hơn nhiều so với số hóa. Số hóa và chuyển đổi số có tầm ảnh hướng khác nhau.

Hoạt động chuyển đổi số đòi hỏi một loại sự thay đổi về công nghệ, con người để thay đổi cấu trúc, mô hình hoạt động của tổ chức. Từ đó, doanh nghiệp tạo ra những thay đổi mới và giá trị mới.

Ví dụ: Công ty tiến hành thực hiện hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP. Để quá trình chuyển đổi số được thực hiện thành công, đòi hỏi đơn vị cần có sự tuyên truyền để thay đổi đồng nhất trên cả hệ thống. Doanh nghiệp sử dụng những nhân sự lĩnh xướng dễ hướng dẫn, đào tạo thực hiện. Trong quá trình này, hệ thống quản lý thủ công cũ dần dần được chuyển đổi thành hệ thống quản lý mới, tự động hơn, hiện đại và hỗ trợ công tác vận hành tốt hơn.

3. Sự khác nhau giữa số hóa và chuyển đổi số?

Như đã nói ở trên, số hóa và chuyển đổi số là hai khái niệm khác nhau. Số hóa bản chất chỉ là bước nền tảng, tạo cơ sở dữ liệu ban đầu để đáp ứng cho quá trình chuyển đổi số được thực hiện một cách dễ dàng.

Số hóa và chuyển đổi số giống nhau ở chỗ đều ứng dụng công nghệ nhưng mức độ sử dụng của chúng khác nhau. Nếu số hóa là việc sử dụng công nghệ để chuyển đổi các dữ liệu thường thành dữ liệu kỳ thuật số để quản lý. Thì chuyển đổi số sẽ sử dụng các công nghệ tiên tiến hơn (AI, IOT, …, ứng dụng ở tầm rộng hơn (toàn bộ tổ chức) để triển khai. Sau khi thực hiện xong bước số hóa, doanh nghiệp mới bắt đầu thực hiện quá trình chuyển đổi số được.

Bạn có thể xem lưu đồ sau để hiểu rõ hơn về quá trình “chuyển đổi số”:

Bước 1Số hóa dữ liệuCác thông tin được chuyển đổi thủ công từ định dạng văn bản hay analog thành định dạng kỹ thuật số mà máy tính có thể đọc hiểu
Bước 2Số hóa quy trìnhDoanh nghiệp sử dụng các dữ liệu đã được số hóa ở bước 1 để cải thiện các quy trình trong tổ chức
Bước 3Chuyển đổi sốTiến hành số hóa dữ liệu và quy trình toàn diện. Ứng dụng thêm các công nghệ tự động, con người để tạo ra mô hình hoạt động mới cho toàn bộ doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp lầm tưởng mình đã chuyển đổi số nhưng thực tế các đơn vị này mới đang ở bước 1 hay bước 2 của cả chuỗi quy trình. Sự khác nhau quan trọng nhất số hóa và chuyển đổi số là quy mô và tác dụng thay đổi mang tính tổ chức.

Nắm chắc những nội dung trên chắc chắn chúng ta sẽ không hiểu nhầm việc sử dụng số hóa và chuyển đổi số trong từng hoàn cảnh.

Hy vọng bài viết trên ALS đã giúp bạn hiểu rõ hơn thế nào là số hóa và chuyển đổi số. Nếu cần tư vấn thêm về các giải pháp số hóa hay chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS