Hình thức Dropshipping và sự phát triển của hình thức này tại Việt Nam

22.07.2021

Dropshipping là hình thức bán hàng còn khá mới ở Việt Nam. Cùng với sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử trong nước, Dropship đang ngay càng phát triển mạnh mẽ do sự linh hoạt, tiện lợi và dễ tham gia.

Cùng ALS tìm hiểu về hình thức bán hàng mới này thông qua bài viết dưới đây các bạn nhé.

1. Vậy Dropshipping là gì và đặc điểm của mô hình này như thế nào?

Dropshipping (hay Drop-ship) là mô hình bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển. Người bán hàng sẽ không cần nhập hàng, lưu trữ hàng hóa tồn kho mà chỉ cần quan tâm đến khâu bán và theo dõi đơn hàng. 

Các công tác quản lý hàng hóa tồn kho, vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận và các hoạt động hoàn tất đơn hàng khác sẽ do nhà cung cấp thực hiện. 

Với hình thức Dropship, lợi ích bạn nhận được chính là phần chênh lệch giữa giá của nhà cung cấp và giá bán thực tế cho khách hàng.

2. Ưu nhược điểm của mô hình Dropshipping?

Sự khác biệt lớn nhất của Dropship so với các hình thức bán hàng khác là người bán không cần kho hàng và không lo tồn kho. Tuy nhiên, chính vì lý do đó, mô hình này có những ưu và nhược điểm riêng.

* Ưu điểm khi làm Dropship là gì?

- Nguồn hàng đa dạng, phong phú: với dropshipping, bạn có vô vàn lựa chọn về sản phẩm khác nhau để lựa chọn. Lượng hàng hóa luôn sẵn có và đảm bảo theo yêu cầu của người bán. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những sản phẩm mà mình yêu thích hoặc có thế mạnh để phát triển công việc kinh doanh của bản thân.

- Tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc: ở hình thức này, bạn hoàn toàn loại bỏ (hoặc giảm thiểu) tối đa chi phí dành cho kho hàng, nhân lực hay khâu vận chuyển.

- Giảm thiểu rủi ro: hình thức dropshipping sẽ là lựa chọn phù hợp cho những bạn muốn kinh doanh nhưng muốn hạn chế rủi ro hoặc không có nhiều vốn đầu tư ban đầu.

- Dễ dàng mở rộng quy mô: mô hình này dễ dàng được nhân rộng và phát triển trên thị trường Internet rộng lớn.

* Nhược điểm khi làm Dropship là gì?

- Khả năng cạnh tranh cao: đây là thực tế dễ nhận thấy. Việc tham gia vào một thị trường có quá nhiều người bán trong khi đó sản phẩm lại không có sự khác biệt dẫn tới hệ quả cạnh tranh nhau về giá. Lợi nhuận đơn hàng sẽ bị thấp hơn nếu bạn chưa đủ uy tín hay có yếu tố thu hút khách hàng.

- Bị động trong nguồn hàng: do không kiểm soát được lượng tồn kho chính vì vậy khi mô hình phát triển lớn hơn, người bán sẽ bị động trong khâu cung ứng. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc mở rộng kinh doanh của cá nhân/doanh nghiệp.

3. Thực tế phát triển của mô hình Dropshipping tại Việt Nam?

Cùng với sự phát triển bùng nổ của thị trường thương mại điện tử trong nước, mô hình Dropshipping tại Việt Nam cũng đang cho thấy những dấu hiệu phát triển nhanh chóng.

Chính nhờ những ưu điểm vượt trội của mô hình, lượng user (người dùng) đăng ký và thực hiện dropshipping tại nước ta đang vượt con số hàng chục nghìn người. Số lượng này vẫn đang có dấu hiệu tăng trưởng liên tục.

Tuy nhiên, hạ tầng Logistics để phục vụ cho chuỗi cung ứng mô hình Dropship ở nước ta vẫn còn đang khá hạn chế. Điều này đang là rào cản cho sự phát triển của mô hình này.

Các khâu như: tiếp nhận sản phẩm, đóng gói, dãn nhãn, tạo vận đơn, giao hàng đang được thực hiện một cách rời rạc, chưa có hệ thống. Tại Việt Nam cũng chưa có đơn vị nào đủ khả năng cung cấp một chu trình trọn vẹn, khép kín như vậy. Việc sử dụng quá nhiều khâu, quá nhiều đối tác cung ứng dịch vụ khiến chi phí Logistics tăng cao, từ đó đẩy giá thành sản phẩm cũng như tăng mức độ rủi ro khi kinh doanh hàng hóa (mất mát, thất lạc).

Giá thành sản phẩm cao sẽ rất khó để người bán có thể cạnh tranh và phát triển do sự du nhập của các sản phẩm khác trên thế giới cùng thói quen chi tiêu giới hạn của người Việt khi mua các sản phẩm Online.

Đọc thêm: 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về Dropshipping là gì. Để bạn có bắt đầu hoặc phát triển một hình thức kinh doanh mới cho cá nhân/doanh nghiệp mình.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS