Những điều cần biết về "Cảng cạn ICD" ở Việt Nam

17.11.2022

Các cảng cạn ICD đang có xu hướng phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây.

Vậy cụ thể ICD là gì? Vai trò của các ICD cụ thể ra sao và tại sao chúng lại phát triển như vậy.

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây.

1. Cảng cạn ICD là gì?

ICD là thuật ngữ viết tắt từ Inland Container Depot. 

Theo cách nói của Việt Nam, đây được gọi là các cảng cạn/cảng nội địa, cảng khô hay gọi là các depot nói chung (Phổ biến nhất chúng ta hay gọi là cảng cạn).

Các cảng cạn ICD là nơi tập kết, tổ chức hoạt động vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của các cảng hàng không, cảng biển, đường sắt, cửa khẩu quốc tế, các cảng biển, …

Những ICD cũng có thể được dùng như là cửa khẩu xuất nhập hàng hóa bằng đường biển (quy định trong điều 4 bộ luật hàng hải Việt Nam).

2. Tại sao lại cần phát triển các cảng cạn ICD?

Như đã đề cập ở trên, các cảng cạn ICD được sử dụng là địa điểm thông quan hàng hóa nội địa, bãi chứa container, …

Việc sử dụng các ICD giúp làm giảm chi phí vận chuyển cũng như thời gian lưu kho hàng hóa tại các cảng.

Bên cạnh những chức năng chính nói trên, các cảng cạn có thể sử dụng để:

- Đóng, ghép hàng hóa tại bãi

- Lắp đặt trang thiết bị

- Đóng gói hàng hóa

- Sửa chữa, vệ sinh container

- Điểm trung chuyển hàng hóa vận tải

3. Điều kiện để có thể trở thành một ICD?

Một cảng cạn ICD tiêu chuẩn cần có các khu vực chính sau:

- Khu vực thông quan hàng hóa 

- Bãi chứa container

- Khu đóng ghép hàng hóa lẻ (CFS)

- Kho ngoại quan

- Khu văn phòng, khu đóng gói

- Cổng giao nhận container

- Khu vệ sinh, sữa chữa container

- Cổng dành riêng cho xe máy

Cùng một số khu vực đặc thù nhất định khác.

4. Xu hướng phát triển của các cảng cạn ICD hiện nay

Hiện nay, các cảng cạn ICD hầu hết là “sân sau” của các công ty giao nhận và vận chuyển.

Mô hình này cũng tập trung chủ yếu và phát triển mạnh mẽ ở khu vực phía Nam. Phía Bắc phát triển theo hình thức nhỏ lẻ, còn ở miền Trung gần như không được quan tâm xây dựng.

Việc miền Nam phát triển mạnh mô hình này là điều dễ hiểu, bởi có tới 80% hàng hóa xuất nhập khẩu được thông qua tại đây và vị trí địa lý nơi đây vô cùng thuận tiện cho việc kết nối giao thông đường thủy, đường bộ, hệ thống các cảng biển và hàng không.

Trong tương lại, với việc VN đang ngày càng tham gia sâu rộng hơn vào các hiệp định hợp tác Quốc tế, việc phát triển các mô hình ICD đang cấp thiết hơn bao giờ hết.

Để đạt được điều này, chúng ta cần có kế hoạch rõ rang về quy hoạch, xây dựng địa điểm , trang thiết bị đồng bộ, cải tiến việc phối hợp và tổ chức hoạt động của đa phương thức vận tải khác nhau.

5. Danh sách Một số cảng cạn lớn tại Việt Nam

Nguồn hình ảnh: https://vneconomy.vn/cong-bo-danh-muc-10-cang-can-viet-nam.htm

Danh mục cảng cạn Việt Nam hiện có nhiều cảng, bao gồm cảng cạn: 

  • ICD Hải Linh (Quảng Ninh)
  • Cảng cạn Km3+4 Móng Cái (Quảng Ninh)
  • Cảng cạn Tân Cảng Hải Phòng
  • Cảng cạn Đình Vũ (Quảng Bình)
  • Cảng cạn Hoàng Thành (Hải Phòng)
  • Cảng cạn Long Biên (Hà Nội)
  • Cảng cạn Tân Cảng (Hà Nam)
  • Cảng cạn (ICD) Phúc Lộc (Ninh Bình)
  • Tân Cảng Nhơn Trạch (Đồng Nai)
  • Tân Cảng Quế Võ (Bắc Ninh).
  • Cảng cạn ICD Mỹ Đình (Hà Nội) Cảng cạn lớn nhất ở phía Bắc Việt Nam

Đọc thêm: 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ICD là gì và lý do tại sao phát triển mô hình cảng cạn này. Nếu muôn tham quan trực tiếp một cảng cạn ICD cũng như tìm hiểu thực tế các dịch vụ Logistics trong khu vực này, quý khách có thể liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS