Trong mục tiêu mới đây của Cục Hàng hải Việt Nam, đáng chú ý có mục tiêu đạt 20 - 30% khả năng thông quan vận tải container xuất nhập khẩu đến năm 2025, tương đương với công suất 6 - 8,7 triệu TEU/năm
Trong tờ trình “Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2025 - 2030” của Cục Hàng hải Việt Nam gửi tới Bộ Giao thông Vận Tải để thẩm định và xét duyệt, hai mục tiêu đáng chú ý trong đó là công suất cảng cạn đến năm 2025 và 2030.
Theo đó, tờ trình của Cục Hàng hải Việt Nam cũng nêu rõ: Việc triển khai lập quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn (ICD) phải vừa đảm bảo tuân thủ Luật Quy hoạch cũng như vừa là tiền đề để hoạch định các chính sách, giải pháp phát triển cảng cạn một cách đồng bộ, hỗ trợ hiệu quả đối với khai thác cảng biển và các hoạt động vận tải nói chung.
Cụ thể, trong nội dung tờ trình có đề cập đến: Việc triển khai quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn (ICD) là nền tảng hoạch định chính sách, phương án phát triển cảng cạn đồng bộ, tuân thủ Luật Quy Hoạch và cũng góp phần cải thiện khả năng khai thác cảng biển, các hoạt động vận tải.
Đến nay, cả nước đã có sự đầu tư, công bố và đưa vào khai thác lên đến 10 cảng cạn, 6 cảng thông quan nội địa (ICD) đã và đang hoạt động thuộc các vị trí được quy hoạch nhưng các chủ đầu tư chưa hoàn thiện thủ tục chuyển đổi thành cảng cạn theo quy định. Mức độ phân bổ các ICD tập trung trên 5 hành lang và các khu vực kinh tế trong tổng số 15 hành lang và khu vực kinh tế có quy hoạch cảng cạn trên cả nước hiện nay.
Đến nay, đã có 10 cảng cạn, 6 cảng thông quan nội địa - ICD đã được đầu tư, công bố và đưa vào khai thác thuộc quy hoạch cảng cạn nhưng chủ đầu tư các dự án này chưa hoàn thiện thủ tục chuyển đổi theo quy định. Mức độ phân bổ nằm trên 5/15 hành lang và khu vực kinh tế có quy hoạch cảng cạn.
Phía Bắc hiện đang có 9 cảng cạn: Hải Linh, Móng Cái, Tân Cảng Đình Vũ, Đình Vũ - Quảng Bình, Hoàng Thành, Tân cảng Hà Nam, Tân cảng Quế Võ, Phúc Lộc và Long Biên; 5 ICD gồm: Tiên Sơn, Thụy Vân, Lào Cai, Mỹ Đình, Hải Dương.
Còn đối với khu vực miền Nam hiện tại chỉ có 1 cảng cạn duy nhất là Tân cảng Nhơn Trạch và 9 ICD bao gồm Phước Long, Transimex, Sotrans, Tây Nam (Tanamexco), Phúc Long, Tân Cảng Long Bình, Sóng Thần, Biên Hòa và TBS - Tân Vạn.
Hiện nay các cảng cạn và ICD được đưa vào khai thác có tổng khối lượng hàng hoá vào khoảng 4,2 triệu TEU/năm.
Cũng theo đánh giá của Cục Hàng hải Việt Nam, những hệ thống cảng tại khu vực miền Nam đã và đang phát huy được tối ưu về ưu thế vận tải thủy nội địa chiếm đến 35% - 40%, điều này đang hỗ trợ tốt cho các cảng biển trong việc trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container, góp phần giảm sự ùn tắc tại các cảng biển và giao thông đô thị tại khu vực TP. Hồ Chí Minh.
Cục Hàng hải Việt Nam đánh giá, khu vực phía Nam tận dụng tốt các cảng do phát huy lợi thế vận tải thuỷ nội địa, chiếm khoảng 35 - 40% tổng sản lượng, kết nối đến các cảng biển, giảm ùn tắc tại cảng và giao thông đô thị TP.Hồ Chí Minh.
Đối với các cảng cạn miền Bắc, sự kết nối với cảng cạn vận tải container đường biển chưa thực sự mạnh do con số này chỉ bằng khoảng 30% so với miền Nam. Ngoài ra, các cảng biển miền Bắc rất ít khi xảy ra ùn tắc, hàng hoá không phải trung chuyển qua các cảng cạn rồi mới đến cảng biển, nên tỷ lệ sử dụng cảng cạn, cảng thông quan nội địa tại phía Bắc còn thấp.
Trong mục tiêu của cơ quan hàng hải đề ra, tổ chức vận tải container một cách hợp lý, giảm chi phí vận chuyển cũng như thời gian lưu hàng tại các cảng biển nhằm đảm bảo an toàn hàng hóa, góp phần giảm ùn tắc giao thông, đặc biệt tại các đô thị lớn, đông dân số hoặc các khu vực có hệ thống cảng biển lớn. Việc phát triển hệ thống cảng cạn trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics đi kèm.
Bước đầu tiên để giải quyết tình trạng này là tổ chức vận tải container hợp lý, từ dây sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển, thời gian lưu hàng tại cảng biển, cũng như cải thiện an toàn hàng hoá, giảm ách tắc giao thông chủ yếu tại các cảng biển và khu đô thị lớn. Ngoài ra còn định hướng xây dựng các cảng cạn thành điểm trung chuyển, phân phối hàng hoá cùng với dịch vụ logistics.
Trong tờ trình có chia mục tiêu phát triẻn các cảng cạn thành 2 giai đoạn, gia đoạn đầu tính đến năm 2025 có công suất khoảng 6 - 8,7 triệu TEU/năm, tương đương với 20 - 30% nhu cầu xuất nhập khẩu container.
Cụ thể, hệ thống cảng cạn tại miền Bắc sẽ đáp ứng khoảng 2,2 - 3 triệu TEU/năm, miền Trung - Tây Nguyên sẽ là 0,24 - 0,37 triệu TEU/năm, còn miền Nam sẽ là 3,5 - 5,3 triệu TEU/năm/.
Giai đoạn thứ 2 là đến năm 2030, tổng công suất này sẽ tương đương với 11,6 - 15,7 triêu TEU/năm, tương đương với 25 - 35% nhu cầu vận tải container xuất nhập khẩu.
Trong giai đoạn này, miền bắc sẽ đáp ứng công suất khoảng 4,2 - 5,5 triệu TEU/năm, miền Trung - Tây Nguyên đạt 0,66 - 0,95 triệu TEU/năm, còn miền Nam sẽ là 6,8 - 9,3 triệu TEU/năm
Trong định hướng đến năm 2050, sẽ phát triển hệ thống cảng cạn để trở thành các đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hóa, kết hợp với cung cấp các dịch vụ logistics, sẽ có khả năng thông qua lên đến 30% - 35% nhu cầu hàng hóa vận tải container xuất nhập khẩu theo các hành lang vận tải, đồng thời đáp ứng nhu cầu dịch vụ logistics tại các địa phương…/.
Tới năm 2050, hệ thống cảng cạn được định hướng trở thành đầu mối tổ chức vận tải, trung chuyển, phân phối hàng hoá, các giải pháp logistics đáp ứng khả năng thông qua khoảng 30 - 35% nhu cầu vận tải container xuất nhập khẩu tại các địa phương.
Source: https://bnews.vn/den-nam-2025-cang-can-icd-co-the-thong-qua-toi-8-7-trieu-tan-hang-hoa/264416.html