Việc sử dụng phương pháp hay cách thức tính giá xuất kho như thế nào sẽ ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm khi đưa ra thị trường của các doanh nghiệp.
Cùng ALS tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Như đã đề cập ở phía trên, cách tính giá xuất kho hàng hóa chính là cách thức xác định đơn giá mà sản phẩm sẽ được đưa ra thị trường.
Tùy theo cách thức quản lý hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ sử dụng các phương pháp tính giá khác nhau để tính giá hàng hóa nguyên liệu được xuất ra trong kỳ.
Có 3 phương pháp thường sử dụng để tính giá xuất kho bao gồm: bình quân gia quyền, giá nhập trước – xuất trước và giá thực tế đích danh.
Phương pháp tính giá xuất kho này thường được sử dụng để áp dụng cho các sản phẩm có giá trị cao.
Theo đó hàng hóa sẽ được xác định giá trị theo đơn vị hoặc theo lô và giữ nguyên từ lúc nhập cho tới khi xuất hàng sử dụng (trừ trường hợp đặc thù có điều chỉnh). Xuất hàng hóa nào sẽ tính theo giá thực tế của hàng hóa đó.
Cách tính giá xuất kho này dựa theo quy trình nhập trước – xuất trước được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp. Theo đó, giá xuất kho hàng hóa sẽ được tính theo giá thực tế của từng lô hàng xuất. Xuất hết số nhập trước mới tới giá của các số (lô) nhập sau.
Phương pháp tính giá này được sử dụng khá phổ biến khi thị trường cân bằng và ổn định (không có biến động mạnh).
Trong ba cách tính giá xuất kho được nêu trong bài viết, tính giá xuất kho bình quân gia quyền được coi là “hơi khó” nhưng phản ánh đúng thực tế về tình hình biến động của nguyên vật liệu, hàng hóa theo thời điểm.
Công thức tính giá xuất kho bình quân gia quyền = số lượng hàng xuất dùng x giá đơn vị bình quân
Trong đó giá đơn vị bình quân có thể bằng cách:
Đọc thêm:
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn phần nào về cách tính giá xuất kho thường gặp ở các đơn vị. Nếu cần tư vấn thêm về phương pháp quản lý và dịch vụ kho có liên quan, quý khách có thể liên hệ thêm với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.