Xu hướng chuyển đổi số đang nở rộ mạnh mẽ trong thời gian gần đây tại Việt Nam.
Đi đâu chúng ta cũng có thể nghe thấy chuyển đổi số, số hóa, … Những khái niệm này dần len lởi trở thành cái gì đó quen thuộc với mọi người.
Chính phủ, cơ quan Nhà nước là những đơn vị tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số này. Đặc biệt, việc chuyển đổi số của các tổ chức/doanh nghiệp càng được kích hoạt mạnh mẽ hơn trong giai đoạn xã hội giãn cách vì Covid 19 vừa rồi.
Các yêu cầu về việc truy xuất, quản lý thông tin nhanh chóng, điều hành hoạt động sản xuất – kinh doanh mọi lúc mọi nơi khiến cho chuyển đổi số trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Thống kê cho thấy gần 60% các chủ doanh nghiệp cho rằng chuyển đổi số là hướng đi tương lai mà mọi đơn vị cần thực hiện, áp dụng và thực hiện đổi số giúp tổ chức tăng trưởng gần 25% doanh thu so với cách thức truyền thông trước đó.
Qua bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về chuyển đổi số là gì cũng như xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay.
Có thể nói chuyển đổi số là bước tiến thay đổi toàn bộ tầm nhìn cũng như cách thức vận hành của một tổ chức.
Bằng việc áp dụng các công nghệ như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, IOT, …, các doanh nghiệp sẽ tiến hành thay đổi quy trình, tối ưu hóa bộ máy quản lý của tổ chức, mang lại sự hiệu quả, cơ hội phát triển cho công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh.
Quá trình chuyển đổi số có thể phân loại theo các cấp độ như:
- Chuyển đổi về quy trình
- Chuyển đổi về mô hình kinh doanh
- Chuyển đổi miền
Hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam được thực hiện tiên phong trong các cơ quan công quyền.
Nhiều doanh nghiệp lớn đã nắm bắt tốt xu hướng chuyển đôi số để tiếp cận đối tác, mở rộng thị trường sản xuất – kinh doanh của mình một cách nhanh chóng. Điều này thể hiện cú thể ở việc các đơn vị đã chú trọng phát triển các hệ thống quản lý khách hàng, hệ thống giao dịch số, phát triển đa nền tàng web, app số hỗ trợ công việc.
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa ý thức được vai trò của việc chuyển đổi số.
Thống kê của VCCI, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp, tuy nhiên trình độ về công nghệ khoa học, đổi mới sáng tạo còn thấp, 80 – 90% máy móc là nhập khẩu và sử dụng nhiều công nghệ cũ từ những thập niên 80 – 90.
Những doanh nghiệp này cũng đối mặt với rất nhiều rào cản trong quá trình chuyển đối số. Các nguyên nhân chính đến từ việc thiếu kiến thức (kỹ năng số) và nhân lực, thiếu nền tảng công nghệ thông tin để thực hiện chuyển đổi số.
Điểm sáng trong hoạt động chuyển đổi số tại Việt Nam đó là các doanh nghiệp đã bước đầu tiếp cận với những công nghệ hỗ trợ chuyển đổi số như: công nghệ đám mây, an ninh mạng, nâng cấp trang thiết bị, hệ thống phần mềm, phần cứng phục vụ số hóa, …
Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam đang được thực hiện mạnh ở các ngành như tài chính, giao thông, du lịch.
Chính phủ và các cơ quan công quyền cũng đang nổ lực xây dựng một “Chính phủ điển tử” và hướng tới là Chính phủ số.
Xu hướng chuyển đổi số chưa bao giờ được tập trung đầu tư và xây dựng phát triển như thế này. Để quá trình chuyển đổi số được thực hiện thành công, chúng ta cần quan tâm tới những xu hướng chuyển đổi số như:
Công nghệ này cho phép thông tin được lưu trữ, quản lý dựa trên môi trường số. Nhờ vào công nghệ này khả năng xử lý, phân tích và bảo mật dữ liệu được thực hiện khoa học, tinh gọn và chính xác hơn.
Hoạt động lưu trữ và xử lý thông tin trên nền tảng đám mấy giúp doanh nghiệp tiết kiệm thêm nhiều chi phí, đơn vị sẽ chỉ cần chi trả cho lượng dữ liệu mình lưu trữ và dịch vụ mà mình sử dụng.
Ngoài ra, công nghệ Cloud cho phép nhiều người có thể thực hiện thao tác với dữ liệu, phá bỏ giới hạn về không gian, thời gian làm việc.
Internet vạn vận (IoT) được nhiều doanh nghiệp ứng dụng để hỗ trợ quá trình chuyển đổi số.
Bằng việc xây dựng hệ thống các cảm biến, phần mềm, sử dụng công nghệ kết nối, trao đổi dữ liệu thông qua thiết bị qua nền tảng Internet, các thông tin được hiển thị chi tiết hơn.
Bộ phận quản lý có điều kiện minh bạch hóa các hoạt động của tổ chức, có nhiều góc nhìn, phân tích cụ thể phục vụ cho quá trình ra quyết định. Từ đó, hoạt động vận hành linh hoạt hơn, hiệu quả hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Ứng dụng Robot vào trong các hoạt động sản xuất (Robotics) là một trong những xu hướng đang chú ý nhất.
Khảo sát cho thấy, có trên 70% doanh nghiệp sản xuất thấu hiểu tầm quan trọng của việc Robotics hóa. Và ¼ trong số đó đã áp dụng công nghệ này vào thực tế. Con số này dự kiến tăng trưởng thêm từ 20 – 30% mỗi năm.
Sử dụng Robot đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như Logistics, công nghệ, kỹ thuật, xây dựng, sản xuất, … để giảm thiểu chi phí, giảm thiểu sức người, nâng cao độ chính xác và cải thiện năng suất hiệu quả.
Công nghệ này nâng cao tính đồng nhất, tạo nguồn thành phẩm, hàng hóa với số lượng lớn hơn, nhanh hơn đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Công nghệ thực tế ảo VR tạo ra một môi trường ảo nơi con người trở thành một phần trong đó. Thế giới ảo này có thể tương tác như thế giới thật, liên kết với toàn bộ các chức năng của con người (thính giác, khứu giác, xúc giác, …).
Nhờ VR chúng ta có thể đi xa hơn, trực quan hóa dễ dàng hơn. Đây là giải pháp chiến lược giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng, tối ưu hóa quy trình vận hành.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm xu hướng chuyển đổi số, thực trạng và xu hướng chuyển đổi số tại Việt Nam hiện nay. Nếu quý khách cần tư vấn thêm về các kiến thức, công nghệ hay giải pháp chuyển đổi số hỗ trợ quá trình xử lý & lưu trữ thông tin, liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.