Quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam

12.10.2022

Để đưa hàng hóa vào tiêu dùng tại thị trường nội địa, chúng ta cần thực hiện theo quy trình nào. Cùng tìm hiểu thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam qua bài viết sau.

1. Nhập khẩu hàng hóa là gì?

Chúng ta có thể hiểu đơn giản nhập khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào thị trường trong nước để tiêu thụ.

Là một nước có nền kinh tế có tốc độ phát triển cao, mức sống của người dân được cải thiện khiến cho nhu cầu tiêu dùng cũng có sự tăng trưởng tương ứng. Nhập khẩu hàng hóa mang tới nguồn hàng đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, hoạt động này, còn tác động đến nền kinh tế vĩ mô khi được dùng để duy trì cán cân thương mại xuất nhập khẩu, cũng như tạo điều kiện giao thương giữa các Quốc gia, nâng cao mối quan hệ hợp tác Quốc tế.

Mỗi loại hàng hóa sẽ áp dụng quy trình nhập khẩu hàng hóa chi tiết khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, quy trình nhập khẩu hàng hóa vẫn có một khung các bước chung để thực hiện. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn ở phần kế tiếp của bài viết.

2. Quy trình cơ bản để nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam?

Chúng ta có thể tóm gọn về quy trình nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam thông qua 8 bước cơ bản dưới đây.

* Bước 1: Phân nhóm hàng hóa nhập khẩu

Đây gần như là khâu đầu tiên của việc nhập khẩu hàng hóa. Phân loại nhóm hàng hóa giúp cho đơn vị nhập khẩu biết hàng hóa của mình thuộc diện nào. Đối với các mặt hàng đặc biệt, hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu là những mặt hàng nào. Chúng ta cần nắm bắt các thông tin này đầu tiên để xác định việc đưa hàng hóa hợp pháp về Việt Nam cũng như áng chừng chi phí đưa các loại hàng hóa này về thị trường trong nước.

Mỗi loại hàng sẽ cần có bộ chứng từ và thủ tục quy trình chi tiết có liên quan. Một số nhóm hàng tiêu biểu khi thực hiện nhập khẩu hàng hóa cần lưu ý:

- Hàng hóa thông thường

- Hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu

- Hàng cần phải xin giấy phép nhập khẩu

- Hàng cần phải công bố chuẩn hợp quy

- Hàng cần kiểm tra chuyên ngành

* Bước 2: Hoàn thiện hợp đồng ngoại thương giữa các bên

Sau khi xác định được tính hợp pháp của hàng hóa nhập khẩu, đơn vị nhập khẩu sẽ tiến hành hoàn thiện hợp đồng ngoại thương với đơn vị cung cấp. Đây cũng là chứng từ cần sử dụng xuyên suốt quá trình nhập khẩu hàng hóa. 

Một hợp đồng ngoại thương cần có đầy đủ các thông tin về tên hợp đồng, loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị, khối lượng, quy cách đóng gói, … để làm căn cứ đối chiếu trên các chứng từ vận tải, hải quan sau này.

* Bước 3: Chuẩn bị chứng từ hàng hóa

Các chứng từ cơ bản mà đơn vị nhập khẩu (hoặc bên thứ 3) cần chuẩn bị để đưa hàng hóa về VN bao gồm: hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói, CO/CQ và các chứng từ có liên quan khác (tùy theo loại hàng)

* Bước 4: Khai và truyền tờ khai hải quan

Sau khi nhận được giấy bào hàng đến, doanh nghiệp hoặc đơn vị thứ ba sẽ tiến hành lên tờ khai hải quan theo quy định.

Tờ khai hải quan sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về lô hàng mà đơn vị nhập khẩu về Việt Nam. Doanh nghiệp có thể tải mẫu tờ khai để thực hiện theo các hướng dẫn chi tiết của Tổng Cục Hải Quan. Lưu ý để có thể khai và truyền tờ khai là doanh nghiệp cần có chữ ký số và đăng ký chữ ký số đó.

Sau khi tờ khai được hoàn thiện, hệ thống hải quan sẽ tiếp nhận và cấp số tự động cho tờ khai cũng như hướng dẫn các bước tiếp theo.

* Bước 5: Lấy lệnh giao hàng

Lệnh giao hàng sẽ được hãng tàu hay các đơn vị làm dịch vụ vận chuyển cung cấp. Để lấy được lệnh giao hàng thì doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm: chứng minh thư/căn cước công dân (bản sao), vận đơn bản sao, vận đơn bản gốc (có dấu xác nhận) và hoàn thiện tiền phí cận chuyển.

* Bước 6: Hoàn thiện hồ sơ hải quan

Tờ khai sau khi được truyền đi ở bước 4 sẽ được hệ thống tự động phần luồng xử lý.

- Nếu thuộc luồng xanh, đơn vị nhập khẩu chỉ cần in tờ khai và hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế là hoàn thiện.

- Nếu thuộc luồng vàng, đơn vị hải quan sẽ cần kiểm tra lại bộ hồ sơ hàng hóa của lô hàng. Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các chứng từ có liên quan một cách chi tiết, cẩn thận đễ tránh thời gian thông quan lô hàng kéo dài.

- Nếu thuộc luồng đỏ, thì hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nghiêm ngặt. Lô hàng sẽ bị kiểm hóa. Thời gian thông quan kéo dài hơn với nhiều chi phí phát sinh.

* Bước 7: Hoàn tất thủ tục hải quan

Sau khi tờ khai thông quan được thông qua, doanh nghiệp cần nộp thuế để hoàn thiện các thủ tục.

Các thuế cơ bản cần nộp đó là thuế nhập khẩu (theo từng nhóm hàng), thuê VAT, ngoài ra còn có thể có thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, …

* Bước 8: Chuyển hàng hóa về kho của đơn vị

Đây là công đoạn cuối cùng, tại đây, đơn vị nhập khẩu sẽ cung cấp các chứng từ có liên quan đến lấy hàng, thuê xe và vận chuyển hàng về kho bảo quản của đơn vị.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu cơ bản về thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam. Nếu cần tư vấn thêm về quy trình đưa hàng hóa về Việt Nam cũng như các dịch vụ Logistics hỗ trợ kèm theo, quý khách có thể liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ sớm nhất.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS