Chuỗi cung ứng toàn cầu là một hệ thống vô cùng phức tạp. Nó bao gồm nhiều hoạt động, quy trình, nhân sự tham gia. Hàng hóa sẽ được cung cấp, sản xuất, luân chuyển và phân phối trên phạm vi quốc tế.
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chuỗi cung ứng toàn cầu là gì?
Sự khác nhau của chuỗi cung ứng toàn cầu với các khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu, mạng sản xuất toàn cầu?
Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu bao gồm những gì?
Cùng ALS tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây.
Chuỗi cung ứng toàn cầu (tên Tiếng Anh là Global Supply Chain) bao gồm toàn bộ các hoạt động từ cung ứng, sản xuất cho tới phân phối hàng hóa/dịch vụ từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng cuối cùng trên phạm vi toàn cầu.
Phạm vi hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu không gói gọn ở một nước đơn lẻ. Mạng lưới kết nối được mở rộng xuyên biên giới, liên quan đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Khái niệm chuỗi cung ứng toàn cầu thường bị nhầm lẫn với một số khái niệm như chuỗi giá trị toàn cầu và mạng sản xuất toàn cầu.
- Chuỗi giá trị toàn cầu: khác với chuỗi cung ứng toàn cầu, thì chuỗi giá trị tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm/dịch vụ thông qua người tiêu dùng, nó chỉ liên quan đến các hoạt động sản xuất.
- Mạng sản xuất toàn cầu: ở đây thể hiện mạng lưới hay hệ thống các cá nhân/đơn vị tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các thành phần này tham gia vào toàn bộ các hoạt động khác nhau như cung ứng, sản xuất, phân phối hàng hóa/dịch vụ.
Cách quản trị chuỗi cung ứng sẽ khác nhau tùy thuộc tình huống cũng như cách thức tổ chức của từng đơn vị. Mỗi tổ chức sẽ áp dụng có cách thức quản trị riêng.
Có một số mô hình quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu nối tiếng mà bạn có thể tham khảo như:
Đây là mô hình quản trị chuỗi cung ứng dựa theo nhu cầu. Các đơn vị sử dụng mô hình quản trị này nhằm loại bộ sự lãng phí trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mục tiêu chính của mô hình “Just in Time” là giảm thiểu lượng hàng tồn kho ở mọi cấp độ sản xuất trong chuỗi cung ứng. Từng cá nhân/tổ chức tham gia được giao quyền tự chủ cao, có khả năng quyết định hiệu quả của từng hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đây là mô hình quản trị chuỗi cung ứng được nhiều tập đoàn lựa chọn sử dụng. Tại đây, các hoạt động liên kết được phân nhỏ, chi tiết hóa, hạn chế các khâu trung gian để tối ưu chi phí giao dịch, mối giới. Ngoài ra, các doanh nghiệp áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu dạng này thường có mối quan hệ mật thiết với các đối tác, nhà sản xuất, đảm bảo sự ổn định chung của toàn bộ các hoạt động cung ứng, sản xuất và phân phối có liên quan.
Một số mô hình khác mà các tổ chức trên thế giới triển khai có thể kể đến như:
- Mô hình chuỗi cung ứng nhanh: xây dựng dựa trên xu hướng bị giới hạn về thời gian
- Mô hình dòng chảy liên tục: hoạt động hiệu quả với các công ty cùng một sản phẩm với ít sự thay đổi
- Mô hình linh hoạt: áp dụng cho các công ty thường sản xuất hàng hóa theo mùa vụ, thời điểm nhất định.
Bên cạnh đó, dựa vào cách thức quản trị chuỗi cung ứng, chúng ta cũng có thể chia thành:
- Mô hình quản trị chuỗi cung ứng giản đơn: theo đó đơn vị/doanh nghiệp sẽ đóng vai trò từ việc thu gom nguyên vật liệu cho tới sản xuất, bán hàng hóa và phân phối đến tay người tiêu dùng.
- Mô hình quản trị chuỗi cung ứng phức tạp: trong mô hình, ngoài doanh nghiệp, chuỗi cung ứng có thể xuất hiện thêm các nhà thầu phụ để hỗ trợ các hoạt động như sản xuất, vận tải, phân phối, quản lý vận đơn, ….
Chuỗi cung ứng toàn cầu là hệ thống nền, đảm bảo cho luồng dịch chuyển hàng hóa quốc tế được ổn định.
Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức cơ bản về chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như các mô hình quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu phố biến hiện này.
Nếu cần thêm các tư vấn về dịch vụ hỗ trợ cho chuỗi cung ứng, đừng ngần ngại gọi Hotline: 1900 3133 hoặc nhấn Liên hệ ngày để các chuyên gia của ALS hỗ trợ nhanh nhất.