Chuỗi cung ứng hoàn hảo góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sở hữu chuỗi cung ứng tối ưu sẽ có khả năng điều tiết, nắm bắt thị trường, chủ động trong việc quản lý cung cầu tiêu dùng của khách hàng.
Vậy chuỗi cung ứng được cấu thành từ những yếu tố nào?
Quản trị chuỗi cung ứng là gì?
Các mô hình quản trị chuỗi cung ứng hiện nay?
Cùng ALS tìm hiểu chi tiết hơn về các vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Trước khi nói về quản trị chuỗi cung ứng là gì, chúng ta cần hiểu thế nào là chuỗi cung ứng và nhà cung ứng là gì.
Chuỗi cung ứng (Supply Chain) bao gồm một hệ thống các tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực có liên quan đến hoạt động đưa sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp/nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Nhà cung ứng ở đây được hiểu là các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng, cung cấp sản phẩm/nguyên liệu/dịch vụ cụ thể hỗ trợ các hoạt động trong chuỗi cung ứng.
Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management) sẽ gắn liền với các yếu tố cấu thành nên chuỗi cung ứng.
Theo Hội đồng các chuyên gia Quản trị chuỗi cung ứng (CSCMP) thì Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động từ lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, thu mua và các hoạt động Logistics phân phối. Bản chất của quản trị chuỗi cung ứng là việc quản trị cung cầu bên trong và kiểm soát mối quan hệ đó với các công ty khác.
Hiểu một cách đơn giản hơn, quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý dòng hàng hóa dịch vụ liên quan đến tất cả quy trình từ lúc hàng hóa mới còn là nguyên liệu thô cho tới khi thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Từ định nghĩa trên quản lý chuỗi cung ứng nói trên, chúng ta cũng làm rõ hơn sự khác nhau giữa Quản trị chuỗi cung ứng và Logistics. Theo đó, Logistics đơn thuần chỉ là một hoạt động nằm trong quản trị cung ứng, hỗ trợ việc điều tiết, kiểm soát dòng hàng hóa luân chuyển.
Quản lý và vận hành chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Đặc biệt là các tổ chức Global, hoạt động sản xuất – kinh doanh xuyên biên giới.
Quản trị chuỗi cung ứng tốt tạo điều kiện cho doanh nghiệp vươn xa hơn, chiếm lĩnh thị trường và nâng cao vị thế của đơn vị trong mắt khách hàng.
Theo thống kê, chuỗi cung ứng được quản trị tốt giúp:
- Lượng hàng tồn kho giảm 25 – 60%
- Khả năng cung ứng hàng hóa tốt hơn 30 – 55%
- Dự báo sản xuất chính xác hơn 25 – 80%
- Lợi nhuận sau thuế tăng hơn 20%
Thông qua quản trị chuỗi cung ứng, hàng hóa sẽ được kiểm soát tốt cả ở đầu vào và đầu ra. Lượng hàng hóa cung ứng tới khách hàng đầy đủ, kịp thời, giảm thiểu rủi ro kinh doanh cho doanh nghiệp.
Tùy theo quy mô và mức độ phát triển của doanh nghiệp, chúng ta có thể lựa chọn các mô hình quản trị chuỗi cung ứng khác nhau. Trong thực tế, có 2 mô hình quản trị chuỗi cung ứng được áp dụng phổ biến nhất gồm:
Đối với mô hình này, doanh nghiệp sẽ mua các nguyên liệu đầu vào chỉ từ một đơn vị cung cấp, sau đó, tự mình thực hiện các công tác sản xuất và đưa hàng hóa trực tiếp đến tay khách hàng. Đây là mô hình quản trị cung ứng vô cùng đơn giản, chỉ có một vài yếu tố cơ bản tham gia vào chuỗi cung ứng.
Đối với mô hình quản trị này, hệ thống chuỗi cung ứng sẽ cần xử lý rất nhiều các nguyên liệu trực tiếp/trung gian tạo ra các sản phẩm/dịch vụ hoàn thiện đưa đến khách hàng.
Công tác vận chuyển và bán sản phẩm cũng được thực hiện qua nhiều kênh cùng nhiều đối tác hỗ trợ khác nhau. Hoạt động phân phối cũng bao gồm nhiều địa điểm sản xuất, trung tâm phân phối, địa điểm nhận hàng khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp cần có tầm nhìn chiến lược bao quát và cách thức vận hành khoa học, chặt chẽ.
Quản lý chuỗi cung ứng đảm bảo tính trơn tru trong các hoạt động của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm rõ hơn về quản lý chuỗi cung ứng là gì và vai trò của hoạt động này đối với việc phát triển kinh doanh của một tổ chức.
Nếu cần tư vấn thêm về việc quản lý chuỗi cung ứng, bạn có thể liên hệ ngay với các chuyên gia của ALS để được hỗ trợ và tư vấn các giải pháp phù hợp nhất.