Mẫu hợp đồng mua bán hàng quốc tế và các nội dung liên quan

08.10.2021

Hợp đồng mua bán hàng hàng hóa quốc tế hay hợp đồng thương mại quốc tế có nhiều điểm khác biệt so với những hợp đồng mua bán trong nước. Do có yếu tố “Quốc tế” nên trong những hợp đồng này có thêm nhiều điều khoản xác lập chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia (đang sản xuất/kinh doanh ở các quốc gia khác nhau).

Cùng ALS tìm hiểu kỹ hơn về mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các điều khoản có liên quan thông qua bài viết sau.

1. Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?

Có thể hiểu một cách đơn giản về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng xác lập mua bán giữa hai bên, trong đó hàng hóa mua bán có sự chuyển dịch qua biên giới Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

Người bán và người mua trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường ở những Quốc gia khác nhau, thực hiện các hoạt động thương mại.

Một số hình thức mua bán khi thực hiện hợp đồng quốc tế như: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập, chuyển khẩu.

Các nội dung và điều khoản cần lưu ý trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?

Do có yếu tố quốc tế trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các nội dung trong hợp đồng cũng có tính chất chặt chẽ và xác thực hơn so với những hợp đồng mua bán trong nước.

Trong hợp đồng thương mại quốc tế, có một số nội dung, chúng ta cần phải làm rõ để đảm bảo quyền lợi của hai bên như:

- Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

- Hàng hóa trong hợp đồng giao dich

- Thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

- Giá trị hàng hóa theo hợp đồng mua bán

- Phương thức thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

- Quy định về thời gian thanh toán

- Các quy định về bảo hiểm, bồi thường, bảo hành hàng hóa khi giao dịch mua bán quốc tế

- Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan

- Các trường hợp miễn trừ giao dịch

- Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

- Các vấn đề về việc giải quyết tranh chấp (nếu phát sinh)

2. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiêu chuẩn?

Bạn có thể tham khảo nội dung của mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (cơ bản) dưới đây để hình dung rõ hơn về một bản hợp đồng giao dịch giữa hai bên mua bán quốc tế như thế nào. Nội dung này có thể là Tiếng Việt và Tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ cụ thể nào đó dựa trên thỏa thuận giữa hai bên.

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Số: …/… / HĐMB

- Căn cứ Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và các văn bản pháp luật có liên quan;

- Căn cứ Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

- Căn cứ vào …

- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng đáp ứng của các bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm 2021, tại …………………………………………………………

Chúng tôi gồm có:

BÊN MUA (Sau đây gọi tắt là bên A)

- Các thông tin bao gồm: Tên công ty, Mã số thuế, Địa chỉ, Điện thoại, Tài khoản ngân hàng, Người đại diện theo pháp luật, Chức vụ, giấy ủy quyền, …)

BÊN BÁN (Sau đây gọi tắt là bên B)

- Các thông tin bao gồm: Tên công ty, Mã số thuế, Địa chỉ, Điện thoại, Tài khoản ngân hàng, Người đại diện theo pháp luật, Chức vụ, giấy ủy quyền, …)

Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với nội dung chi tiết như sau:

Điều 1: Các định nghĩa liên quan

(Nêu rõ các định nghĩa trong nội dung hợp đồng như: Giá trị hợp đồng, tài liệu liên quan, Bảng giá, Hàng hóa, …)

Điều 2: Phạm vi hợp đồng

Bên B sẽ cung cấp cho bên A, bao gồm (số lượng) hàng hóa như đã liệt kê trong phần danh mục chi tiết (Phụ lục) CIF (ở cảng nào) theo Incoterm 2000.

- Các thông tin cần nêu: Tên hàng, Nhà sản xuất, Nhà cung cấp, Số lượng, Chất lượng, Nguồn gốc xuất xử, Quy cách đóng gói, Giá cả, Mã hiệu.

Điều 3: Giá trị hợp đồng ký kết

Các thông tin cần nếu: Tổng giá trị hợp đồng (bằng chữ/số), Giá trị các khoản mục khác có liên quan

Điều 4: Điều kiện giao hàng

Các nội dung cần có bao gồm: Cảng xếp hàng, Cảng đích, Hình thức giao, Các thông báo về việc giao nhận hàng hóa, …

Điều 5: Phương thức thanh toán

Hai bên quy định rõ về phương thức thanh toán cụ thể áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ, …

Thời điểm thanh toán, các chứng từ xuất có liên quan khi thanh toán.

Điều 6: Booking

Chi phí giá cước vận chuyển hàng hóa cùng các cam kết về chất lượng dịch vụ

Điều 7: Bảo hiểm và bảo hành

Điều 8: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 

(Thời gian hiệu lực của hợp đồng thương mại quốc tế)

Điều 9: Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan

- Quyền và nghĩa vụ của bên A

- Quyền và nghĩa vụ của bên B

Điều 10: Điều khoản chấm dứt hợp đồng

Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng khi gặp các trường hợp sau (nếu rõ các trường hợp)

Điều 11: Điều khoản phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

Hai bên thỏa thuận nội dung chi tiết về việc bồi thường vi phạm hoặc giao hàng hóa không đúng cam kết về chất lượng, số lượng, thời gian, …

Điều 12: Thông tin về các trường hợp bất khả kháng

(Nội dung miễn trừ trách nhiệm khi gặp các trường hợp cụ thể)

Điều 13: Thông tin sửa đổi hợp đồng

Điều 14: Giải quyết tranh chấp

Cách xử lý các trường hợp phát sinh khi có sự tranh chấp giữa hai bên

Điều 15: Luật điều chỉnh hợp đồng

Điều 16: Quy định không chuyển nhượng

Điều 17: Quy định chung

Cuối cùng là chữ ký, con dấu xác nhận của đại diện hai bên mua và bán

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và những nội dung có liên quan. Nếu cần tư vấn thêm về các dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi để nhận được hỗ trợ nhanh nhất.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS