Logistics xanh là gì? Logistics xanh trong chuỗi cung ứng

17.04.2025

Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp muốn tồn tại ngoài quan tâm đến hiệu quả kinh doanh mà còn phải hướng đến sự phát triển bền vững. Một trong những giải pháp nhận được nhiều sự quan tâm đó chính là logistics xanh. Dễ hiểu khi đây không chỉ đơn giản là xu hướng mà còn là chiến lược dài hạn giúp tối ưu vận hành và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Vậy Logistics xanh là gì? Logistics xanh trong chuỗi cung ứng sẽ được cập nhật ngay dưới đây.

I. Hiểu rõ về Logistics xanh là gì?

1. Khái niệm Logistics xanh

Logistics xanh (Green Logistics) là một thuật ngữ xuất hiện từ những năm 1980 và được chú trọng nhiều hơn trong những năm 1990. Thuật ngữ này mô tả các hoạt động logistics có ứng dụng công nghệ hiện đại và thiết bị tiên tiến nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, như khí thải và tiếng ồn. Theo Srivastava (2007), logistics xanh là quá trình quản lý chuỗi cung ứng sao cho tác động đến môi trường được giảm thiểu tối đa, thông qua việc sử dụng tài nguyên hiệu quả, cắt giảm lượng khí thải carbon, tối ưu hóa vận tải và kiểm soát chất thải. Việc áp dụng công nghệ và chiến lược thân thiện với môi trường không chỉ giúp bảo vệ hệ sinh thái mà còn tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.

Zhang và cộng sự (2020) bổ sung rằng logistics xanh bao gồm không chỉ các hoạt động logistics thân thiện môi trường mà còn cả công tác quản lý, tiêu chuẩn hóa và kiểm soát nhằm định hướng phát triển bền vững. Logistics xanh đảm nhận vai trò kết nối hiệu quả giữa cung và cầu theo hướng "xanh hóa", vượt qua các giới hạn về thời gian và không gian, đồng thời đáp ứng nhu cầu khách hàng mà vẫn giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Tại Việt Nam, logistics xanh vẫn là một khái niệm khá mới mẻ và chưa có sự thống nhất rõ ràng trong cách hiểu. Tuy vậy, theo Diễn đàn Logistics Việt Nam 2022, logistics xanh được hiểu là toàn bộ các hoạt động logistics được thiết kế và vận hành hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Điều này bao gồm việc áp dụng các giải pháp công nghệ và mô hình quản lý nhằm hạn chế tối đa tác động sinh thái của chuỗi cung ứng – từ vận chuyển, đóng gói, xử lý nguyên vật liệu đến quản lý chất thải. Logistics xanh đồng thời đẩy mạnh việc sử dụng thiết bị hiện đại nhằm giảm thiểu các hình thức ô nhiễm như khí thải, tiếng ồn và lượng rác thải ra môi trường (Bộ Công Thương, 2022b).

2. Yếu tố môi trường

Toàn bộ quá trình tổ chức và triển khai logistics xanh trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm yếu tố môi trường chính:

Yếu tố môi trường bên trong: Bao gồm các thành phần nội tại trong doanh nghiệp như nguồn nhân lực, quy định nội bộ, năng lực công nghệ - kỹ thuật, tài chính, cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin và mức độ ứng dụng công nghệ hiện đại.

Yếu tố môi trường bên ngoài: Được chia thành hai cấp độ:

Yếu tố vĩ mô: Gồm các yếu tố kinh tế, pháp lý, chính trị, xã hội, khoa học – công nghệ, môi trường tự nhiên và các xu hướng kinh doanh toàn cầu.

Yếu tố vi mô: Bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, các kênh phân phối, hoạt động marketing trung gian và quan hệ công chúng.

Sự kết hợp linh hoạt giữa các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược logistics xanh một cách hiệu quả, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh chuyển đổi xanh toàn cầu.

II. Những lợi ích mà Logistics xanh mang lại ra sao?

Vậy những lợi ích nổi bật mà Logistics xanh mang lại cho các doanh nghiệp ra sao sẽ được làm rõ ngay sau đây giúp mọi người có cái nhìn tổng quan nhất. Cụ thể như sau:

  • Giảm thiểu lượng khí thải CO2 khi đây là một trong những nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu cũng như giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên;
  • Tiết kiệm chi phí từ đó giúp tối ưu hóa quá trình vận hành giúp giảm chi phí dầu và vận hành của doanh nghiệp;
  • Đảm bảo chuỗi tối ưu hóa được rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, tăng hiệu suất giao hàng lên mức cao nhất;
  • Tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững khi hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh thân thiện với môi trường đối với khách hàng, đối tác cũng như hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ “xanh” của chính phủ và các tổ chức quốc tế.

III. Logistics xanh trong chuỗi cung ứng như thế nào?

Logistics xanh trong chuỗi cung ứng chính là việc tích hợp các giải pháp thân thiện với môi trường vào toàn bộ quá trình chuỗi cung ứng - từ khâu mua nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển, lưu trữ cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu của logistics xanh là giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lên mức tối ưu.

Điểm qua các hoạt động Logistics xanh trong chuỗi cung ứng được diễn ra như thế nào giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất.

  • Nguồn nguyên liệu đầu vào xanh khi ưu tiên sử dụng các nguyên vật liệu tái chế, tái sử dụng, thân thiện với môi trường hoặc lựa chọn các bên cung cấp có chứng nhận “xanh” hoặc áp dụng theo hướng sản xuất bền vững.
  • Sản xuất xanh và sạch khi áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải, giảm nước thải và rác thải trong quá trình sản xuất đồng thời tăng cường đầu tư máy móc hiện đại nhằm tăng hiệu suất và giảm ô nhiễm.
  • Đóng gói và bao bì xanh bằng cách sử dụng các loại bao bì phân hủy sinh học, dễ dàng tái chế hoặc có thể tái sử dụng nhiều lần; thiết kế bao bì dạng nhỏ gọn để có thể tối ưu không gian vận chuyển nhằm tăng năng suất vận tải.
  • Vận chuyển và phân phối thân thiện môi trường với những phương tiện đạt tiêu chuẩn khí thải, xe điện hoặc xe sử dụng nhiên liệu sinh học để có thể giảm tiêu hao nhiên liệu và khí thải CO2.
  • Quản lý kho xanh sử dụng năng lượng tái tạo (như điện mặt trời, điện gió ) cho kho hàng; thiết kế kho theo hướng tiết kiệm năng lượng với hệ thống chiếu sáng thông minh, tự động hóa điều hòa không khí…
  • Tái sử dụng và tái chế trong chuỗi cung ứng ngược bằng việc thu hồi sản phẩm đã qua sử dụng từ khách hàng để tái chế hoặc tái sản xuất để giảm lượng chất thải ra môi trường.

IV. VILOG 2025: Thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển logistics xanh

Với chủ đề “Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics”, Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3 (VILOG 2025) sẽ giới thiệu các giải pháp số hóa và mô hình kết nối hợp tác, hướng tới mục tiêu phát triển ngành logistics bền vững và hiệu quả.

Sự kiện dự kiến diễn ra từ ngày 31/7 đến 2/8/2025 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC), địa chỉ 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.

1. Quy mô mở rộng, cơ hội kết nối sâu rộng

Tiếp nối thành công của VILOG 2024, triển lãm năm nay được kỳ vọng mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng. Sự tham gia tích cực từ các doanh nghiệp quốc tế không chỉ tạo ra cơ hội kết nối mới mà còn trở thành động lực thúc đẩy đổi mới và hợp tác trong ngành.

2. Điểm nhấn: Khu VILOG Talk

Một trong những điểm mới đáng chú ý của VILOG 2025 là khu VILOG Talk – diễn đàn chuyên biệt cho các đơn vị trưng bày giới thiệu dịch vụ và công nghệ. Kết hợp cùng chương trình kết nối giao thương 1:1 và chương trình nhà mua được tổ chức xuyên suốt, sự kiện hứa hẹn mang lại giá trị thực tiễn cho doanh nghiệp tham gia và khách tham quan, giúp họ lựa chọn các giải pháp logistics tối ưu nhất.

4. Sự kết hợp cùng các triển lãm lớn khác

Năm nay, VILOG 2025 sẽ diễn ra đồng thời với Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y dược lần thứ 23 (Vietnam Medipharm Expo) tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kết hợp này tạo cơ hội đặc biệt cho các doanh nghiệp tham gia hai sự kiện để khám phá lẫn nhau, tìm kiếm đối tác tiềm năng và tối ưu hóa chuỗi cung ứng trong lĩnh vực dược phẩm và thiết bị y tế.

Ngoài ra, hai triển lãm chuyên ngành là VietColdChain (Triển lãm Quốc tế chuỗi lạnh)VietWarehouse (Triển lãm Quốc tế kho thông minh) tiếp tục đồng hành, góp phần đa dạng hóa nội dung và nâng cao hiệu quả kết nối cho sự kiện.


5. Bức tranh tích cực của ngành vận tải quý 1/2025

Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội quý 1/2025 từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), GDP quý 1/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm 2024 – mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2020-2025. Khu vực dịch vụ tăng 7,70%, đóng góp 53,74% vào GDP chung, trong đó ngành vận tải kho bãi đạt mức tăng trưởng ấn tượng 9,90%, đóng góp 0,67 điểm phần trăm vào tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế.

Chi tiết tăng trưởng vận tải hàng hóa

Tháng 3/2025:

Khối lượng vận chuyển: 242,2 triệu tấn (tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2024).

Khối lượng luân chuyển: 45,5 tỷ tấn.km (tăng 15,4%).

Quý 1/2025:

Khối lượng vận chuyển: 715,8 triệu tấn (tăng 15,4%).

Khối lượng luân chuyển: 138,6 tỷ tấn.km (tăng 8,9%).

Phân tích theo phạm vi

Vận tải nội địa:

Vận chuyển đạt 703,3 triệu tấn (tăng 15,6%).

Luân chuyển đạt 84,3 tỷ tấn.km (tăng 7,4%).

Vận tải quốc tế:

Vận chuyển đạt 12,5 triệu tấn (tăng 9,0%).

Luân chuyển đạt 54,3 tỷ tấn.km (tăng 11,4%).

Phân tích theo phương thức vận tải

Đường bộ: Chiếm 73,5% tổng khối lượng vận chuyển, đạt 525,8 triệu tấn (tăng 16,2%).

Đường biển: Dẫn đầu về luân chuyển, đạt 74,4 tỷ tấn.km (chiếm 53,6% và tăng 13,8%).

Đường thủy nội địa:

Vận chuyển đạt 136,7 triệu tấn (tăng 12,1%).

Luân chuyển đạt 15,6 tỷ tấn.km (tăng 5,6%).

Đường sắt:

Vận chuyển đạt gần 1,45 triệu tấn (tăng 11,8%).

Luân chuyển đạt gần 762 triệu tấn.km (tăng 10,2%).

Đường hàng không: Dù sản lượng vận chuyển tăng 5,8% (đạt 77.000 tấn), nhưng luân chuyển giảm 5,6%.

Hy vọng với chia sẻ về khái niệm Logistics xanh và Logistics xanh trong chuỗi cung ứng sẽ mang đến những thông tin hữu ích. Thông qua đó cũng giúp các doanh nghiệp có thêm những nhận định và giải pháp phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm:

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS