Logistics là gì? Dịch vụ logistics là gì?

12.04.2025

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng như hiện nay, hoạt động logistics đóng vai trò “then chốt” trong quá trình kết nối chuỗi cung ứng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Điều này khiến dịch vụ logistics nhận được khá nhiều sự quan tâm do có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Vậy khái niệm dịch vụ logistics, phân loại cùng điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics như thế nào sẽ nhanh chóng được làm rõ sau đây.

I. Logistics là gì?

Logistics là một lĩnh vực quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng, bao gồm việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát luồng hàng hóa, dịch vụ và thông tin từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ cuối cùng. Mục tiêu của logistics là đảm bảo rằng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung cấp đúng thời gian, đúng địa điểm, với chi phí tối ưu nhất.

Logistics là quá trình quản lý, lập kế hoạch, triển khai và điều phối các hoạt động liên quan đến việc vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hóa và dịch vụ. Trong đó bao gồm những công việc như đóng gói, giao hàng, lưu kho, quản lý kho, xử lý đơn hàng, vận chuyển và giải quyết vấn đề trong chuỗi cung ứng.

Các hoạt động chính trong logistics bao gồm:

  • Vận tải: Di chuyển hàng hóa giữa các địa điểm.
  • Lưu trữ: Quản lý kho bãi và bảo quản hàng hóa.
  • Đóng gói: Chuẩn bị hàng hóa để vận chuyển và bảo vệ trong quá trình vận chuyển.
  • Quản lý tồn kho: Theo dõi và duy trì mức tồn kho hợp lý.
  • Thủ tục hải quan: Xử lý các yêu cầu pháp lý khi hàng hóa di chuyển qua biên giới.

I. Hiểu đúng về dịch vụ logistics là gì?

Dịch vụ logistics hiểu đơn giản là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ cùng các thông tin liên quan từ điểm xuất phát (nhà máy, kho hàng) đến điểm tiêu dùng cuối cùng (cửa hàng, khách hàng). Mục tiêu của dịch vụ logistics là đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và tiết kiệm tối đa chi phí.

>> Xem ngay: Các dịch vụ Logistics Hàng không tại Việt Nam

Nói theo một cách khác thì dịch vụ logistics không chỉ đơn giản là vận chuyển hàng hóa mà còn bao gồm nhiều hoạt động như quản lý kho bãi, đóng gói hàng hóa, giao nhận - vận tải, thủ tục hải quan, quản lý đơn hàng,…

II. Phân loại các dịch vụ logistics như thế nào?

Phân loại các dịch vụ logistics sẽ được quy định rõ ràng tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP. Bảng phân loại này sẽ giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hiểu đúng và đầy đủ hơn về phạm vi cũng như sự đa dạng của các dịch vụ logistics tại Việt Nam.

STT

Tên dịch vụ

1

Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay

2

Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.

3

Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.

4

Dịch vụ chuyển phát.

5

Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.

6

Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).

7

Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.

8

Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.

9

Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.

10

Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.

11

Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.

12

Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.

13

Dịch vụ vận tải hàng không.

14

Dịch vụ vận tải đa phương thức.

15

Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.

16

Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

17

Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.

3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics

Về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics sẽ được tổng hợp ngay dưới đây nhằm giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nắm vững các quy định cùng những điểm lưu ý đảm bảo hiệu quả kinh doanh tối ưu nhất.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam

Đối với điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam đã được quy định khá rõ ràng tại 27/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics phải đăng ký kinh doanh với mã ngành là 52292 và thực hiện đúng theo các quy định cụ thể về điều kiện chung khi dịch vụ logistics đã được ban hành.

Điều kiện chung đối với doanh nghiệp trong nước bao gồm:

  • Là doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã được thành lập hợp pháp;
  • Phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đầu tư và kinh doanh theo từng loại dịch vụ logistics như vận tải, hải quan, kho bãi, vận chuyển,…

Điều kiện đối với nhà tư nước ngoài

  • Bên cạnh các điều kiện chung đối với doanh nghiệp trong nước, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics phải bổ sung một số chế độ về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư, lĩnh vực hoạt động, cụ thể như sau:
  • Dịch vụ vận tải biển được lập công ty có đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc cổ phần doanh nghiệp Việt Nam, Tỷ lệ góp vốn lưu động không vượt quá 49%, Tỷ lệ đối đa 1/3 thuyền viên là người nước ngoài và thuyền trưởng, thuyền phó phải là người Việt Nam;
  • Dịch vụ dọn container mục đích hỗ trợ vận chuyển biển và các phương thức khác được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, tỷ lệ vốn lưu động không quá 50%, có thể thiết lập thông tin thương mại trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics;
  • Các dịch vụ khác bao gồm như vận tải, vận hành, kiểm tra, lấy mẫu, chứng từ,... điều kiện phải có sự tư vấn của Nhà nước;
  • Vận chuyển đường hóa thủy nội địa hoặc đường sắt có điều kiện tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%.
  • Nhà đầu tư nước ngoài được phép kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ tại Việt Nam thông qua hợp đồng hợp tác, góp vốn, mua cổ phần hoặc thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn góp không vượt quá 51%, và 100% lái xe phải là công dân Việt Nam.
  • Nhà đầu tư nước ngoài được kinh doanh dịch vụ phân tích, kiểm định kỹ thuật sau 3-5 năm tùy hình thức đầu tư nhưng không được kiểm định, cấp chứng nhận cho phương tiện vận tải và bị hạn chế tại khu vực liên quan đến an ninh - quốc phòng.

Như vậy, có thể nhận định dịch vụ logistics đã và đang được đánh giá cao đi cùng sự phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam hiện nay. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ mang đến cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cái nhìn đầy đủ và chính xác nhất về hoạt động này.

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS