Hướng dẫn cách tính chi phí lưu kho doanh nghiệp

25.05.2022

Làm thế nào để tính toán được chi phí lưu kho cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách tính chi phí lưu kho doanh nghiệp một cách chính xác nhất.

1. Định nghĩa về chi phí lưu kho?

Chi phí lưu kho bao gồm toàn bộ các chi phí dùng để lưu trữ và bảo quản hàng hóa trong một khoảng thời cụ thể nào đó. 

Khoản chi phí này có thể là cố định theo từng tháng hoặc thay đổi biến thiên tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp trong mỗi thời điểm.

2. Chi phí lưu kho bao gồm những khoản nào?

Như đã nói ở trên, chi phí lưu kho sẽ bao gồm toàn bộ các chi phí được sử dụng để lưu trữ và bảo quản hàng hóa, nó sẽ bao gồm các chi phí:

* Chi phí lưu giữ hàng hóa trong các kho

Đây là khoản chi dễ “nhìn thấy” nhất trong phần lưu kho của doanh nghiệp.

Nó sẽ bao gồm tất cả các chi phí dùng để đầu tư, thuê và sử dụng kho định kỳ. Một số chi phí phổ biến bao gồm:

- Chi phí đầu tư nhà xưởng, kho bãi

- Chi phí khấu hao, chi phí thuê kho

- Chi phí thuê đất

- Chi phí bảo hiểm vật chất

* Chi phí đầu tư, sử dụng các trang thiết bị phục vụ hoạt động vận hành kho

Để kho có thể vận hành một cách thuận lợi, chắc chắn, chúng ta cần sự hỗ trợ của các máy móc và thiết bị chuyên môn ví như: xe nâng, xe kéo, xe tải, hệ thống giá kệ, …

Những chi phí sử dụng các thiết bị này đều được phân mảnh và bổ nhỏ theo thời gian dùng:

- Chi phí đầu tư, khấu hao các thiết bị

- Chi phí thuê công cụ dụng cụ

- Chi phí vận hành, khai thác

- Chi phí điện nước, bảo hành, bảo dưỡng thường xuyên

* Chi phí nhân sự quản lý kho

Máy móc không thể vận hành một cách hiệu quả nếu thiếu nhân sự. Chúng ta sẽ cần tính cả chi phí chi trả lương cho nhân sự kho vận định kỳ gồm:

- Bộ phận quản lý

- Bộ phận hành chính - văn phòng

- Bộ phận khai thác

- Đội ngũ thuê ngoài: bốc xếp, khai thác hàng hóa

* Chi phí dành cho hàng tồn kho bắt buộc

Trong kho, chúng ta đều cần duy trì một lượng hàng tồn kho tối thiểu để đáp ứng được các nhu cầu sản xuất – kinh doanh bất chấp các điều kiện tác động của thị trường. Chi phí này có thể là:

- Lãi vay ngân hàng nếu doanh nghiệp sử dụng vốn ngân hàng

- Chi phí cơ hội bỏ ra đề đầu tư

- Chi phí hàng hóa tồn kho

- Thuế, và các chi phí có liên quan khác

* Chi phí bảo hiểm, rủi ro hàng hóa

Trong quá trình lưu trữ, đặc biệt trong thời gian dài, chắc chắn, chúng ta sẽ phải đối mắt những rủi ro tiềm tàng như: hàng hóa bị hư hỏng, mât mát, … các chi phí bảo hiểm, dự phòng sẽ làm giảm thiểu các rủi ro đó.

- Chi phí trích lập dự phòng

- Chi phí bảo hiểm hàng hóa

- Chi phí hư hỏng, lỗi thời của hàng hóa

3. Một số cách tính chi phí lưu kho doanh nghiệp hiện nay?

Chi phí lưu kho sẽ khác nhau tùy theo cách tính của từng đơn vị cung ứng dịch vụ hoặc trong nội bộ doanh nghiệp. 

Có rất nhiều cách tính chi phí lưu kho doanh nghiệp khác nhau, tuy nhiên, trong giới hạn bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ giới hạn ở một số cách tính chi phí lưu kho cơ bản, thường gặp nhất.

Tùy theo đặc thù hàng hóa lưu trữ và yêu cầu của đơn vị, chúng ta có thể lựa chọn thuê/sử dụng và tính chi phí lưu kho theo diện tích, vị trí lưu trữ (pallet location), thể tích (m3) hay sử dụng một kho riêng để sử dụng.

Đối với những nhu cầu lưu trữ theo số lượng, thùng hàng thường sẽ được quy đổi về các định dạng lưu trữ và thuê, sử dụng kho nói trên đễ dễ dàng trong việc tính giá (do các cách tính giá trên là cơ bản và phù với đại đa số cách thức vận hành kho thực tế của tổ chức).

Cách tính chi phí lưu kho doanh nghiệp theo diện tích (m2)

Đây là phương thức lưu kho phổ biến trong thị trường hiện nay. Theo đó, doanh nghiệp sẽ báo áng chừng khoảng diện tích lưu kho cần thiết để lưu trữ và bảo quản hàng hóa này (kích thước theo chiều dài x rộng của kho).

Thông thường khi thuê theo m2, thì số lượng hàng hóa của đơn vị sử dụng không nhiều, ở mức độ trung bình dao động dưới 100m2. Chi phí thuê theo diện tích này thường sẽ đắt hơn so với hình thức thuê theo khối hay vị trí do đơn vị sẽ có toàn quyền sử dụng, chất xếp hàng hóa tùy ý trong phạm vi diện tích mà mình đã thuê.

Cách tính chi phí lưu kho riêng cho doanh nghiệp (m2)

Cách thức sử dụng kho này là “bản nâng cấp” của thuê theo diện tích.

Với hình thức thuê kho này sẽ phù hợp với các doanh nghiệp có sản lượng hàng hóa lớn, mong muốn có kho riêng tự do vận hành theo quy trình và giờ giấc riêng của mình.

Thông thường diện tích những đơn vị này sẽ sử dụng khoảng từ 200m2 đổ lên.

Chi phí thuê kho dạng này không hề rẻ, bởi bản chất doanh nghiệp đang phải chịu tất cả các chi phí trên kho đó: chi phí thuê đất, thuế, chi phí sử dụng, chi phí đầu tư trang thiết bị cho kho, …

Cách tính chi phí lưu kho theo thể tích (m3)

Lưu kho theo hình thức này thường áp dụng cho những hàng hóa công nghiệp.

Những hàng hóa này đã được đóng gói tiêu chuẩn, có thống số dài x rộng x cao từ đó quy ra quy chuẩn số lượng thể tích cần được lưu trữ.

Lưu kho theo hình thức này sẽ giúp tối ưu về khoảng không gian lưu trữ tối ưu cho đơn vị. tối ưu được cách thức chất xếp hàng hóa.

Cách tính chi phí lưu kho theo vị trí (pallet locations)

Lưu kho theo vị trí là hình thưc lưu kho khá linh động.

Đa số các doanh nghiệp sẽ đặt hàng hóa trên các pallet (để tránh tiếp xúc trực tiếp với nền/sàn ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa). Tùy theo hệ thống giá kệ sử dụng, đơn vị lưu trữ có thể các kích thước pallet khác nhau.

Lưu trữ trên pallet sẽ dễ dàng cho việc di chuyển, nâng hạ hay sắp xếp. Chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn là lưu theo bao nhiều pallet vị trí hoặc quy đổi từ pallet sang lưu khoảng bao nhiêu m2 hay m3. HÌnh thức lưu kho nào có lợi hơn, chúng ta có thể chuyển đổi một cách linh hoạt.

Bên cạnh về cách thức lưu trữ hàng hóa, chi phí lưu kho sẽ còn phụ thuộc vào loại hình kho (kho thường, kho lạnh/kho mát, kho tài liệu, tỉnh thành lưu trữ, …). Tổng hợp tất cả chi phí nói trên, chúng ta mới có thể tính toán được chi phí lưu kho chính xác nhất.

Một cách đơn giản hơn để tính chi phí lưu kho là doanh nghiệp có thể gửi các yêu cầu lưu trữ cho ALS để đội ngũ chuyên gia của chúng tôi tính toán và lên phương án lưu kho chính xác nhất.

Hy vọng bài viết trên đã giúp quý khách hiểu hơn về cách tính chi phí lưu kho doanh nghiệp tường minh và chính xác.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS