Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods)

24.10.2022

Trong vận tải, hàng hóa có thể được chia làm nhiều phân loại khác nhau. Vậy, hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods) là gì? Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau.

I. Khái niệm hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods)?

Hàng hóa nguy hiểm là những hàng hóa không thể gửi theo các cách thức thông thường.

Những hàng hóa này chứa các chất nguy hiểm có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, sức khỏe, tính mạng của con người, an toàn hay an ninh quốc phòng.

Các loại hàng hóa nguy hiểm được phân loại khá rõ. Chúng được chia thành các nhóm khác nhau và sẽ được chúng tôi trình bày ngay ở phần tiếp theo của bài viết này.

II. Phân loại hàng hóa nguy hiểm?

Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods) được chia làm 9 (chin) loại với nhiều phân nhỏ khác nữa.

Hàng hóa được phân vào loại nào sẽ ảnh hưởng đến cách thức đóng gói, phục vụ vận chuyển lô hàng đó.

  1. Hàng hóa nguy hiểm là các loại chất và vật liệu nổ (như pháo hoa, pháo sáng, …)
  2. Hàng hóa nguy hiểm là chất khí (có thể chia làm các loại nhỏ hơn như các loại khí dễ cháy, khí không dễ cháy, khí độc)
  3. Hàng hóa nguy hiểm là chất lỏng dễ cháy (như các loại dung môi, sơn, …)
  4. Hàng hóa nguy hiểm là chất rắn dễ cháy (như diêm), chất dễ phát lửa tự nhiên (như lưu huỳnh), chất nguy hiểm khi bị ướt (như đất đèn - canxi cacbua)
  5. Hàng hóa nguy hiểm là chất oxy hóa (như phân bón) & Peroxit hữu cơ (như sợi thủy tinh)
  6. Hàng hóa nguy hiểm là chất độc & chất truyền nhiễm (như thuốc trừ sâu, các dung dịch xét nghiệm máu, xét nghiệm y tế, …)
  7. Hàng hóa nguy hiểm là chất phóng xạ
  8. Hàng hóa nguy hiểm là chất ăn mòn (như thuốc tẩy, thuốc vệ sinh)
  9. Hàng hóa nguy hiểm là các loại chất khác (như nam châm, máy tính xách tay, …)

III. Thông tin hàng hóa nguy hiểm tìm kiếm ở đâu?

Có nhiều cách để nhận biết hàng hóa có phải là hàng hóa nguy hiểm hay không. Tuy nhiên cách đơn giản và chắc chắn nhất mà chúng ta nên áp dụng đó là liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp hoặc đơn vị sản xuất về thông tin hàng hóa, cung cấp bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS).

Ngoài ra, một cách đơn giản hơn để nhận biết hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods) là dựa vào nhãn được dán trên hàng hóa.

IV. Những nhãn hàng hóa thường được dán trên hàng hóa nguy hiểm?

Hàng hóa nguy hiểm có thể phân biệt với hàng hóa thông thường thông qua các nhãn dán trên bao bì sản phẩm.

Một số nhãn trên bao bì thể hiện hàng nguy hiểm:

V. Quy định về việc vận chuyển & khai thác hàng hóa nguy hiểm?

Việc vận chuyển hay khai thác hàng hóa nguy hiểm luôn có những yêu cầu đặc thù cần tuân thủ.

* Về phương tiện chuyên chở hàng nguy hiểm

Phương tiện và các thiết bị phục vụ chuyên chở hàng nguy hiểm cần đảm bảo đầy đủ điều kiện tham gia giao thông cũng như đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật do Nhà nước quy định.

Để nhận biết đang chuyên chở hàng nguy hiểm thì phương tiện cần được trang bị các biểu trưng hay biển hiệu thông báo cho các phương tiện, người xung quanh.

Đối với các phương tiện sau khi đã hết hàng nguy hiểm, không tiếp tục vận chuyển loại hàng nữa, cần được vệ sinh, làm sạch theo quy định. Bên cạnh đó, phương tiện cũng cần bóc, gỡ hay xóa hết các biểu tượng nguy hiểm bên ngoài.

* Về bao bì đóng gói, bảo quản hàng nguy hiểm

Do đặc tính “nguy hiểm” nên bao bì chứa hàng nguy hiểm cần phải đảm bảo khả năng chống ăn mòn, không có khả năng xảy ra phản ứng hóa học với các chất chứa bên trong. Bên cạnh đó, bao bì cũng cần khả năng chống thấm, không để hàng hóa rò rỉ ra môi trường bên ngoài.

Những bao bì cho hàng nguy hiểm sau khi sử dụng xong cần được thu gọn, bảo quản và xử lý ở những khu vực riêng theo quy định.

* Về việc khai thác, xếp dỡ hàng nguy hiểm

Quá trình khai thác, xếp dỡ hàng nguy hiểm cần được thực hiện bởi các nhân sự có chuyên môn và được đào tạo bài bản về mặt hàng đặc thù này.

> Tham khảo thêm khóa đào tạo hàng hóa nguy hiểm theo tiêu chuẩn IATA

Việc xếp dỡ hàng nguy hiểm cần được thực hiện theo quy trình, từng bước một, tránh các tác động không mong muốn tối đa đến hàng hóa.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về Hàng hóa nguy hiểm (Dangerous Goods) là gì. Nếu cần tư vấn hay cung cấp thông tin liên quan về các loại hàng hóa đặc thù này, quý khách có thể liên hệ thêm với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

ALS tự hào là cơ sở "IATA CBTA Provider" đầu tiên tại Việt Nam cung cấp đầy đủ chương trình đào tạo hàng hóa nguy hiểm dựa theo function.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS