ALS là cơ sở "IATA CBTA Provider" đầu tiên tại Việt Nam cung cấp đầy đủ chương trình đào tạo hàng hóa nguy hiểm dựa theo function

04.10.2022

Không chỉ là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực Logistics Hàng không tại Việt Nam, ALS còn sở hữu trung tâm đào tạo hàng hóa hàng không hàng đầu ở khu vực miền Bắc. 

Chúng tôi luôn nỗ lực, không ngừng cập nhật các kiến thức chuyên môn mới nhất trong ngành Hàng không để cung cấp các dịch vụ với chất lượng tốt hơn, đào tạo nguồn nhân sự cho các doanh nghiệp vận tải, logistics, hãng hàng không, … 

Mới đây, ngày 26/09/2022, ALS vinh dự được Hiệp hội vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) công nhận là Trung tâm đào tạo Hàng hóa nguy hiểm “IATA CBTA Provider".

ALS tự hào là cơ sở đào tạo đầu tiên tại Việt Nam, cung cấp đầy đủ chương trình đào tạo Hàng hóa Nguy hiểm theo tiêu chuẩn mới CBTA của IATA.

I. Chương trình đào tạo hàng hóa nguy hiểm theo tiêu chuẩn CBTA là gì?

CBTA IATA (Hay Competency-Based Traning and Assessement) là chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của mới của IATA và được chấp thuận từ ICAO năm 2019, bao gồm các nội dung đào tạo về chức năng công việc (function) của từng nhân sự trong chuỗi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm (DGR - Dangerous Goods).

Phần năng lực của một nhân sự được dựa trên 3 yếu tố là Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ. Trong đó, mỗi công việc sẽ đòi hỏi mức chỉ số khác nhau cho mỗi yếu tố, từ đó, chương trình sẽ phân loại mức độ thông thạo về Kiến thức, Kỹ Năng, Thái độ theo 4 mức trình độ chính gồm: 

- Giới thiệu: Nắm bắt kiến thức chung hoặc hiểu các kiến thức cơ bản
- Cơ bản : Có đủ khả năng để giải quyết các công việc đơn giản theo chu kỳ và dễ đoán, có thể cần sự hướng dẫn từ chuyên gia
- Trung cấp: Các công việc phức tạp và quan trọng, không theo chu kì, có thể tự chủ và giải quyết các vấn đề phát sinh
- Nâng cao: Bao quát các hoạt động kỹ thuật chuyên môn phức tạp trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, có thể đưa ra lời tư vấn.

II. Chương trình đào tạo hàng hóa nguy hiểm CBTA gồm những gì? 

Từ ngày 01/01/2023, chương trình đào tạo hàng hóa nguy hiểm của IATA sẽ không còn được áp dụng theo tiêu chuẩn Phân hạng (Category) mà sẽ nhắm vào chức năng công việc (Function). 

Nhóm các chức năng công việc theo tiêu chuẩn CBTA được đề cập trong phụ lục H của tài liệu IATA Dangerous Goods Regulations 

ALS tự hào là cơ sở đào tạo ủy quyền đầu tiên của IATA tại Việt Nam, cung cấp chương trình đào tạo Hàng hóa nguy hiểm mới theo tiêu chuẩn CBTA với đầy đủ 10 Function theo quy định như sau. 

H.6.1

- Khoá Quy định hàng nguy hiểm (DGR) cho người chuẩn bị lô hàng nguy hiểm với 2 chương trình Ban đầu (5.5 ngày - 44 tiếng) và Định kỳ (4 ngày - 32 tiếng): Bao gồm các nội dung chính về:

  • Trách nhiệm pháp luật của nhân sự chủ chốt
  • Áp dụng các nội dung liên quan đến việc phân loại và xác định hàng hoá nguy hiểm theo IATA
  • Các tài liệu vận chuyển cần thiết
  • Hướng dẫn an toàn về các loại bưu kiện và hạn mức số lượng thực
  • Trao đổi đầu cuối về các mối nguy hiểm và điều kiện xử lý thông qua nhãn mác
  • Điều kiện đóng gói, đánh dấu, dán nhãn
  • Báo cáo đến cấp có thẩm quyền theo yêu cầu

H.6.2

- Khoá Quy định hàng nguy hiểm (DGR) cho nhân viên chuẩn bị hoặc chấp nhận lô hàng không phải hàng nguy hiểm với 2 chương trình: Ban đầu ( 2 ngày- 16 tiếng) và Định kỳ (1 ngày- 8 tiếng). Bao gồm các nội dung:
 

  • Nắm bắt các kiến thức cơ bản về hàng hoá nguy hiểm
  • Nhận biết các loại hàng hoá nguy hiểm
  • Dấu hiệu nhận biết trong tài liệu về hàng hoá nguy hiểm chưa trình hải quan
  • Báo cáo về các rủi ro hàng hoá nguy hiểm

H.6.3 

- Khoá Quy định hàng nguy hiểm (DGR) cho nhân viên chấp nhận  hoặc phục vụ lô hàng nguy hiểm với 2 chương trình Ban đầu (5.5 ngày - 44 tiếng) và Định kỳ (4 ngày - 32 tiếng) bao gồm các nội dụng chính về:

  • Trách nhiệm pháp luật của những nhân sự quan trọng
  • Nắm bắt và áp dụng những nội dung liên quan của hàng hoá nguy hiểm theo IATA
  • Mức độ quan trọng của việc phân loại và xác định chính xác hàng hoá nguy hiểm
  • Các hướng dẫn an toàn về loại bưu kiện và hạn mức số lượng thực
  • Trao đổi đầu cuối về các mối nguy hiểm và điều kiện xử lý hàng hoá bằng nhãn mác
  • Vận chuyển nguyên vật liệu phóng xạ
  • Hoàn thiện bảng kê chấp nhận hàng chính xác phù hợp với các điều kiện xác minh bắt buộc
  • Tác động từ sự khác biệt giữa Nhà nước và Đơn vị vận hành về chấp nhận hàng hoá nguy hiểm


H.6.4

- Khoá Quy định hàng nguy hiểm (DGR) cho nhân viên chất xếp và phục vụ hàng hóa trong kho hoặc trên tàu bay với 2 chương trình Ban đầu (2 ngày - 16 tiếng) và Định kỳ (1 ngày - 8 tiếng) bao gồm các nội dung chính về: 
 

  • Nắm bắt các kiến thức cơ bản về hàng hoá nguy hiểm
  • Nhận biết các loại hàng hoá nguy hiểm
  • Lên kế hoạch và chuẩn bị chất hàng cho máy bay
  • Báo cáo các rủi ro về hàng hoá nguy hiểm
  • Quản lý hàng hoá nguy hiểm trước và trong chuyến bay

H.6.5 

- Khoá Quy định hàng nguy hiểm (DGR) cho nhân viên phục vụ hành khách với 2 chương trình Ban đầu ( 1 ngày- 8 tiếng) và Định kỳ (0.5 ngày - 4 tiếng) bao gồm các nội dung chính về: 
 

  • Nắm bắt các kiến thức cơ bản về hàng hoá nguy hiểm
  • Nhận biết hàng hoá nguy hiểm
  • Xác định hàng hoá nguy hiểm bị cấm và không rõ ràng
  • Áp dụng điều kiện vận hành về chấp nhận hành lý
  • Báo cáo các rủi ro với hàng hoá nguy hiểm, không trình hải quan

H.6.6 

- Khoá Quy định hàng nguy hiểm (DGR) cho nhân viên cân bằng trọng tải và hướng dẫn chất xếp với 2 chương trình Ban đầu (1 ngày- 8 tiếng) và Định kỳ (0.5 ngày -4 tiếng) bao gồm các nội dung chính về:
 

  • Nắm bắt các kiến thức cơ bản về hàng hoá nguy hiểm
  • Nhận biết hàng hoá nguy hiểm
  • Xác định hàng hoá nguy hiểm bị cấm và không rõ ràng
  • Kế hoạch chất xếp của một máy bay
  • Công bố NOTOC

H.6.7 

- Khoá Quy định hàng nguy hiểm (DGR) cho thành viên tổ bay với 2 chương trình Ban đầu ( 1 ngày - 8 tiếng) và Định kỳ (0.5 ngày- 4 tiếng) bao gồm các nội dung chính về: 
 

  • Nắm bắt các kiến thức cơ bản về hàng hoá nguy hiểm
  • Nhận biết hàng hoá nguy hiểm
  • Xác định hàng hoá nguy hiểm bị cấm và không rõ ràng
  • Quản lý hàng hoá nguy hiểm trước và trong chuyến bay
  • Nội dung và giải thích về NOTOC"

H.6.8 

- Khoá Quy định hàng nguy hiểm (DGR) cho nhân viên điều hành bay và điều phối bay với 2 chương trình Ban đầu ( 1 ngày- 8 tiếng) và Định kỳ (0.5 ngày- 4 tiếng) bao gồm các nội dung chính về:
 

  • Nắm bắt các kiến thức cơ bản về hàng hoá nguy hiểm
  • Nhận biết hàng hoá nguy hiểm
  • Xác định hàng hoá nguy hiểm bị cấm và không rõ ràng
  • Quản lý hàng hoá nguy hiểm trước và trong chuyến bay
  • Nội dung và giải thích về NOTOC"

H.6.9

- Khoá Quy định hàng nguy hiểm (DGR) cho tiếp viên hàng không với 2 chương trình Ban đầu (1 ngày - 8 tiếng) và Định kỳ (0.5 ngày -4 tiếng) bao gồm các nội dung chính về:

  • Nắm bắt các kiến thức cơ bản về hàng hoá nguy hiểm
  • Nhận biết hàng hoá nguy hiểm
  • Dấu hiệu nhận biết trong tài liệu về hàng hoá nguy hiểm không trình hải quan
  • Áp dụng điều kiện vận hành cho hành lý
  • Báo cáo các rủi ro về hàng hoá nguy hiểm"

H.6.10

- Khoá Quy định hàng nguy hiểm (DGR) cho nhân viên soi chiếu an ninh với 2 chương trình Ban đầu ( 1 ngày - 8 tiếng) và định kỳ (0.5 ngày- 4 tiếng) bao gồm các nội dung chính về:
 

  • Nắm bắt các kiến thức cơ bản về hàng hoá nguy hiểm
  • Nhận biết hàng hoá nguy hiểm
  • Dấu hiệu nhận biết trong tài liệu về hàng hoá nguy hiểm không trình hải quan
  • Báo cáo các rủi ro về hàng hoá nguy hiểm"

Mong rằng, bài viết trên đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về chương trình đào tạo hàng hóa nguy hiểm theo tiêu chuẩn mới CBTA. Nếu cần tư vấn và cung cấp thêm các thông tin về chương trình học mới này, vui lòng liên hệ với Trung tâm đào tạo ALS.

Trung tâm đào tạo ALS – Trường đào tạo hàng nguy hiểm của IATA tại Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 4, nhà ga hàng hóa ALS, Cảng HKQT Nội Bài, HN
Hotline: 0358 584 936 (Ms. Hương)  – 024 3795 3838  Ext.: 1524/1526 
Email: Training.als@als.com.vn

>> Tin liên quan: 

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS