Giấy phép xuất nhập khẩu là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trao đổi Quốc tế.
Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.
Giấy phép xuất nhập khẩu là các văn bản, hồ sơ, chứng từ chứng minh về một hoặc nhiều loại hàng hóa có đủ tiêu chuẩn để thực hiện các hoạt động xuất hoặc nhập khẩu không.
Đây là giấy phép bắt buộc phải có khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài hoặc nhập nguyên vật liệu/hàng hóa từ nước ngoài vào trong nước phục vụ các mục đích khác nhau.
Nói một cách đơn giản, đây giống như một giấy phép cần có để xác định tính hợp pháp của chủ thể và hàng hóa xuất nhập trong các hợp đồng ngoại thương Quốc tế.
Theo nghị định số số 69/2018/NĐ-CP và luật quản lý Ngoại thương, các thương nhân Việt Nam được quyền thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và thực hiện các hoạt động liên quan mà không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh.
Trừ trường hợp những hàng hóa thuộc:
- Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của Nghị định
- Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của Pháp luật
- Danh mục tạm ngưng xuất khẩu, tạm ngưng nhập khẩu theo quy định
Với những hàng hóa xuất/nhập khẩu theo giấy phép thì đơn vị tiến hành hoạt động cần có giấy phép xác nhận của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan.
Với những hàng hóa xuất/nhập theo điều kiện thì đơn vị tiến hành hoạt động đảm bảo các điều kiện theo quy định của Pháp Luật.
Có như vậy, các đơn vị mới có thể lấy được các giấy phép nhập khẩu/giấy phép xuất khẩu phù hợp cho tổ chức.
Nghị định số số 69/2018/NĐ-CP quy định rất rõ về những thủ tục cũng như quy trình để các tổ chức thực hiện xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa hay quy trình nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiep.
Trong nghị định cũng quy định rõ về việc xin giấy nhập khẩu ở đây hay xuất khẩu ở đâu.
Những trường hợp áp dụng việc xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa?
Các giấy phép xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa được cấp cho:
- Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện được quy định tại tại Phụ lục III điều 6, nghị định số số 69/2018/NĐ-CP
- Một số mặt hàng xuất nhập khẩu theo hình thức riêng quy định tại điều 8, nghị định số số 69/2018/NĐ-CP. Cụ thể:
+ Nhập khẩu các hàng hóa phục vụ mục tiêu Quốc Phòng, An ninh
+ Tái xuất khẩu các loạt vật tư nhập khẩu
Để có các giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hợp pháp, các tổ chức cần chuẩn bị các hồ sơ nộp tại các Cơ Quan Nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định. Tất cả những giấy tờ được quy định trong khoản 1, điều 9, nghị định số số 69/2018/NĐ-CP. Một số giấy tờ chủ yếu bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp phép của tổ chức
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh & đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, 1 bản sao có công chứng
- Các tài liệu có liên quan khác.
Xin giấy phép xuất nhập khẩu ở đâu?
Sauk hi chuẩn bị xong các hồ sơ, giấy phép xuất nhập khẩu theo quy định, các đơn vị tiến hành nộp bộ hồ sơ xin giấy phép đó đến Bộ, cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền quản lý thông qua một trong ba hình thức sau:
- Nộp trực tiếp: tại Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Nộp gián tiếp: thông qua đường bưu chính
- Nộp trực tuyến: thông qua đăng ký điện tử
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về giấy phép xuất nhập khẩu, những quy trình và thủ tục có liên quan. Nếu có thêm những câu hỏi hay thắc mắc cần tư vấn, quý khách có thể liên hệ thêm với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất.