Những điều cần biết về "Chữ ký số"

27.12.2022

Chữ ký số đang ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng thay thế cho chữ ký thường cho các văn bản/tài liệu điện tử. Vậy chữ ký số là gì và tại sao lại nên sử dụng. 

Cùng ALS tìm hiểu qua bài viết sau.

I. Khái niệm chữ ký số là gì?

Để tiếp cận với khái niệm này dễ dàng hơn, chúng ta có thể hiểu đơn giản chữ ký số đơn thuần là dạng chữ ký điện tử (Token USB). Nó được sử dụng để thay thế cho chữ ký cá nhân hay con dấu đối với doanh nghiệp và được thừa nhận về tính pháp lý.

Còn chính xác về định nghĩa chữ ký số là gì có được nêu rõ trong Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số (bạn đọc có thể tham khảo thêm: https://vanban.chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=194913)

“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác. 

  • Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
  • Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”

II. Tại sao lại nên sử dụng chữ ký số?

Việc sử dụng chữ ký số phổ biến hiện nay không xuất pháp nhiều thì quy định của pháp luật mà đến từ những lợi ích thiết thực mà nó mang lại cho các cá nhân/tổ chức.

Sử dụng chữ ký số sẽ giúp:

- Rút ngắn thời gian giao dịch, thời gian và công sức: các thủ tục hành chính sẽ bớt rườm rà hơn. Người sử dụng có thể dễ dàng ký và chuyển các tài liệu thông qua môi trường Internet mà không bị giới hạn về không gian hay thời gian.

- Đảm bảo tính bảo mật: với việc sử dụng mã hóa công nghệ cao giúp các thông tin của người dùng không bị rò rỉ, không bị tác động của bên thứ 3.

- Đảm bảo tính pháp lý: được bảo vệ và quy định trong các văn bản quy phạm Pháp luật của Nhà nước

- Tránh trường hợp mạo danh chữ ký: bởi chữ ký tay có thể dễ dạng giả mạo với khả năng lên tới 55 – 70%.

- Xác định tính toàn vẹn của văn bản: chữ ký số góp phần xác nhận danh tính người ký và văn bản gốc. Nó sẽ không thể bị chỉnh sửa hay tác động, bởi khi tác động sẽ khiến cho giá trị văn bản bị vô hiệu hóa.

III. Ứng dụng việc dùng chữ ký số trong thực tế?

Chữ ký số đang ngày càng trở nên phổ biến và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống thực tế. Chúng ta có thể phân loại việc ứng dụng dựa trên ba loại chữ ký số sử dụng cho cá nhân, cho tổ chức và cá nhân trong tổ chức.

* Đối với cá nhân

– Kê khai, quyết toán thuế thu nhập cá nhân

– Giao dịch ngân hàng, tín dụng 

– Chứng khoán điện tử 

– Mã hóa dữ liệu, bảo mật thông tin

– Mua bán trực tuyến

– Ký email, ký kết văn bản điện tử, …

* Đối với tổ chức

– Hóa đơn điện tử

– Kê khai thuế điện tử

– Khai hồ sơ BHXH điện tử

 – Khai báo Thống kê điện tử 

– Dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước

– Nộp thuế điện tử 

– Giao dịch ngân hàng điện tử

– Hải quan điện tử

– Mua bán, thanh toán qua mạng, thương mại điện tử B2B 

– Ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế, văn bản điện tử

– Đăng ký doanh nghiệp 

– Chứng từ trong giao dịch nội bộ như: Phiếu tạm ứng, Phiếu thu, Phiếu chi, báo cáo quản trị…

* Đối với cá nhân trong tổ chức

– Ký xác nhận văn bản điện tử, email, login hệ thống bảo mật công ty; Ký chứng từ trong giao dịch nội bộ như: thanh toán tạm ứng, phiếu thu, phiếu chi… 

– Giao dịch được tổ chức ủy quyền: Giao dịch/ thanh toán thương mại điện tử, ký kết văn bản điện tử, ngân hàng điện tử…

IV. Các thành phần tạo nên chữ ký số

Chữ ký số bản chất là một đoạn mã hóa kháo công khai được tạo nên bởi nhiều thành phần. Chúng ta có thể tham khảo thêm (để biết).

Dựa trên công nghệ RSA, chữ ký số sẽ bao gồm một cặp khóa được mã hóa trong hệ thống mật mã không đối xứng gồm:

- Một khóa công khai (public key): dùng để tao ra chữ ký số

- Một khóa riêng tư (private key): dùng để thẩm định, kiểm tra chữ ký số và định danh người sử dụng.

V. Cách thức hoạt động của chữ ký số?

Tương tự như phần trên, chúng có có thể tìm hiểu sơ bộ về cách thức hiểu hoạt động của chữ ký số. Phần này nặng nhiều về kỹ thuật nên chúng ta sẽ chỉ lướt qua và mô hình hóa thông bằng sơ đồ phía dưới.

Hy vọng bài viết nói trên đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về chữ ký số là gì cũng như vai trò của nó trong các hoạt động sản xuất – kinh doanh thực tế.

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS