Các cảng hàng không tại Việt Nam

07.09.2023

Các cảng hàng không trên khắp đất nước không chỉ là những cửa ngõ vận chuyển hàng hóa và con người mà còn là điểm nối liền cho sự phát triển kinh tế, du lịch và giao thương quốc tế. Vậy bạn đã biết hết các cảng hàng không tại Việt Nam chưa? Cùng ALS tìm hiểu chi tiết ngay sau đây. 

Các cảng hàng không quốc tế & nội địa ở Việt Nam

Theo khoản 1 Điều 47 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (sửa đổi, bổ sung 2014), cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không.

Cụ thể, cảng hàng không được phân thành các loại sau đây:

- Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa;

- Cảng hàng không nội địa là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa.

I. Các cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam

STTTên cảng HKMô tả
1Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất

Sân bay tọa lạc tại vị trí đắc địa trên đường Trường Sa, P.2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh với tổng diện tích 850ha. 

Tân Sơn Nhất không ngừng nâng cao năng lực hoạt động để đáp ứng sự gia tăng đáng kể về lưu lượng hành khách. Dự kiến với công suất 28 triệu hành khách mỗi năm. Tuy nhiên, năm 2019 đã ghi nhận một kỷ lục đáng chú ý khi lưu lượng khách vượt ngưỡng tối đa, đạt con số ấn tượng 41 triệu lượt khách.

Sân bay Tân Sơn Nhất không chỉ đảm nhiệm vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông quốc tế mà còn đóng góp tích cực vào phát triển du lịch và kinh tế của Việt Nam. Với việc hoạt động đồng thời từ hai nhà ga và hỗ trợ hàng loạt hãng hàng không nội địa cùng hơn 40 hãng hàng không quốc tế, sân bay này thực sự là cửa ngõ kết nối với thế giới.

2Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Là trọng điểm giao thông miền Bắc, Sân bay quốc tế Nội Bài (HAN) nằm tại Sóc Sơn, cách Hà Nội 35km. Với nhà ga nội địa và quốc tế, phục vụ 5 hãng hàng không nội địa và 22 hãng hàng không quốc tế, đưa hành khách đến khắp cả nước và thế giới, ngoại trừ Vân Đồn và Hải Phòng.

Công suất vận chuyển cao từ 16-25 triệu lượt khách mỗi năm, ghi nhận kỷ lục 29 triệu lượt vào 2019.

3Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng 

Tọa lạc tại đường Duy Tân, P. Hòa Thuận Tây, Q. Hải Châu, Sân bay quốc tế Đà Nẵng (DAD) có diện tích rộng 842 ha, xếp thứ 3 về quy mô tại Việt Nam.

Đáng chú ý, DAD vận hành 16 đường bay nội địa và 25 đường bay quốc tế, do 5 hãng nội địa và 33 hãng quốc tế điều hành. Tần suất chuyến bay cao đạt 200 chuyến/ngày.

Đặc biệt, sân bay gây ấn tượng bởi 3 nhà ga phục vụ: quốc nội, quốc tế và VIP. Công suất của nhà ga quốc nội đạt 15 triệu khách/năm, nhà ga quốc tế 6 triệu khách, còn nhà ga VIP dành riêng cho các nguyên thủ quốc gia. DAD không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế và du lịch Đà Nẵng mà còn tạo trải nghiệm dễ chịu và hiện đại cho hành khách, tận hưởng thời gian chờ đợi một cách thoải mái.

4Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh 

Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh (CXR) đóng vai trò chiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và du lịch không chỉ cho Cam Ranh mà còn cho cả vùng duyên hải miền Trung. Đây là cầu nối đưa hành khách từ mọi nơi đến với thành phố Nha Trang tuyệt đẹp.

Trước kia, sân bay Cam Ranh chỉ dành cho mục đích quân sự. Nhưng từ năm 2004, chính thức chuyển sang hoạt động dân dụng và trở thành sân bay lớn thứ 2 ở miền Trung, chỉ sau Đà Nẵng. Với việc chú trọng đầu tư trang thiết bị và cơ sở hạ tầng hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi và thu hút đông đảo hành khách đến tham quan và làm việc.

5Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc 

Phú Quốc là một trong những điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách. Điều này thúc đẩy các chuyến bay tới Phú Quốc khai thác rộng rãi, góp phần quan trọng trong việc nối kết du lịch, văn hóa và kinh tế trọng điểm tại Việt Nam.

Sân bay Phú Quốc hiện đang phục vụ 5 hãng hàng không nội địa bao gồm Vietjet Air, Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Jetstar Pacific, Vietravel Airlines. c\Cùng với gần 20 hãng hàng không quốc tế từ châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Hongkong... Đây chính là ngã tư của những hành trình đưa du khách đến với thiên đàng du lịch của Việt Nam.

6Cảng hàng không quốc tế Cát Bi 

Sân bay quốc tế Cát Bi được xây dựng bởi người Pháp, và từng phục vụ quân sự. Vào năm 1985, sân bay chính thức mở cửa cho chuyến bay thương mại.

Được xếp vào top các sân bay tăng trưởng nhanh về hành khách và hàng hóa, Cát Bi, cùng với Vân Đồn đã giúp giảm tải hiệu quả cho sân bay Nội Bài, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hàng không Việt Nam. 

7Cảng hàng không quốc tế Vinh Sân bay quốc tế Vinh nổi bật với chuyến bay nội địa. Mức tăng trưởng ấn tượng, 7 triệu hành khách/năm là một thành công đáng kể. Mặc dù quy mô không lớn bằng những sân bay khác, nhưng với tần suất 13-15 chuyến/ngày, sân bay Vinh vẫn phục vụ các hành khách rất một cách hiệu quả. 
8Cảng hàng không quốc tế Phú Bài 

Sân bay Phú Bài có diện tích 549 ha, cách trung tâm Huế 15km về phía Đông Nam. Đây là tuyến giao thông quan trọng ở miền Trung, phục vụ du lịch Huế và các vùng lân cận.

Sân bay hiện đã có sức chứa 5 triệu hành khách/năm và đang tiến hành mở rộng, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu du lịch tăng cao đến Huế.

9Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ 

Sân bay quốc tế Cần Thơ nằm trên đường Lê Hồng Phong, Bình Thủy, cách trung tâm thành phố 8km. Cảng hàng không này góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, văn hóa và an ninh của Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nhà ga Cần Thơ được thiết kế như chiếc thuyền 3 lá đặc trưng của miền sông nước. Không gian hành khách nội địa và quốc tế được bố trí hai bên, ở giữa là cảnh quan xanh mát được trang trí bằng cây cảnh.

Kể từ tháng 1 năm 2020, sân bay đã mở hai đường bay tới Seoul (Hàn Quốc) và Đài Bắc (Đài Loan). 

II. Các cảng hàng không nội địa tại Việt Nam 

Các cảng hàng không tại Việt Nam bao gồm cả cảng hàng không quốc tế và nội địa. Đối với sân bay nội địa, dịch vụ và cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ. Tuy nhiên, quy mô và công suất sẽ không bằng sân bay quốc tế. 

Dưới đây là tên các cảng hàng không nội địa ở Việt Nam: 

STTTên cảngMô tả
1Cảng hàng không Điện Biên 

- Sân bay Mường Thanh hay còn gọi là sân bay Điện Biên Phủ thuộc nay thuộc phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.Đây vốn là sân bay dã chiến hồi 1954 – cứ điểm 206 năm xưa, một căn cứ tiếp vận rất quan trọng của Pháp và cũng là sân bay trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Ngày nay, sân bay này đã được cải tạo, nâng cấp thành một cảng hàng không dân dụng của thành phố Điện Biên Phủ.

- Loại đường băng: bê tông.

- Chiều dài đường băng: 1800m.

- Không bay đêm.

2Cảng hàng không Thọ Xuân

Một sân bay hỗn hợp quân sự-dân dụng ở Thị Trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, 45 km về phía tây Thành phố Thanh Hoá.

Đến thới điểm năm 2012, sân bay này chỉ sử dụng cho hoạt động quân sự.

Đến năm 2013 sân bay này đã được cải tạo nâng cấp thành sân bay hỗn hợp quân sự - dân dụng.

Ngày 5/2/2013 chuyến bay đầu tiên từ Sân Bay Tân Sơn Nhất đã hạ cánh xuống sân bay này bằng máy bay tầm trung Airbus A321 184 chỗ,  ban đầu tần suất 5 chuyến một tuần vào các ngày thứ hai, tư, sáu, bảy và chủ nhật, cất cánh 7h20 tại Tân Sơn Nhất và cất cánh 10h tại Sao Vàng, thời gian bay một chiều dự kiến là 1 giờ 55 phút, và sớm tăng lên mỗi ngày một chuyến. Ước tính năm đầu phục vụ khoảng  60.000-70.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng lượng khách ban đầu khoảng 15%, các năm sau tăng trưởng đạt từ 20% trở lên. Sân bay này đang được xem xét khả năng là một sân bay dự bị cho sân bay Nội Bài khi cần thiết.

Sân bay này có đường băng dài 3200m. Sân bay sẽ phục vụ máy bay tầm trung như Airbus A320-A321 hoặc tương đương.

3Cảng hàng không Đồng Hới 

Tọa lạc tại xã Lộc Ninh, thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. Sân bay nằm về phía bắc, cách trung tâm Đồng Hới 6 km, gần giáp bờ Biển Đông và có đường băng 300 m về phía đông quốc lộ 1A.

Sân bay này được thực dân Pháp xây dựng vào thập niên 30, đến 30/8/2006 cụm hàng không miền Bắc đã xây dựng lại, hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 18/5/2008.

Năm 2011, số lượt chuyến phục vụ là 956 lượt chuyến với 68.427 lượt khách, so với 984 lượt chuyến và 49.803 lượt khách năm 2010 và ước tính 1104 lượt chuyến hạ cất cánh với 90.000 lượt khách vào năm 2012.

- Loại đường băng: bê tông.

- Chiều dài đường băng: 2400m.

- Không bay đêm.

4Cảng hàng không Tuy Hòa 

Sân bay Đông Tác là một sân bay nằm ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ ngày 30/9/2011 thuộc quản lý của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

Hiện nay các chuyến bay này đều sử dụng loại máy bay tầm thấp do ATR (Âu Châu) sản xuất là ATR 72, với động cơ cánh quạt và có sức chứa 60 chỗ ngồi.

Theo quy hoạch phát triển thì đến năm 2015 sân bay Tuy Hòa sẽ trở thành một sân bay quan trọng, có thể đón được các loại máy bay tầm trung của Boeing hay Airbus A320.

5Cảng hàng không Chu Lai

Tọa lạc tại tỉnh Quảng Nam, nằm trong khu kinh tế mở Chu Lai.

Ngày 22 tháng 3 năm 2005, chuyến bay thương mại đầu tiên từ Tân Sơn Nhất đã hạ cánh xuống đây.

Sân bay Chu Lai có diện tích lớn nhất trong các sân bay Việt Nam, với 3000 ha

- Có 3 đường băng.

- Loại đường băng: bê tông.

- Chiều dài đường băng: 1600m/2400m/3000m

6Cảng hàng không Pleiku

- Là một sân bay nhỏ tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Tây Nguyên. Sân bay có đường băng dài 1.817 m có thể tiếp nhận những máy bay tầm ngắn như ATR72. Sân bay này do Tổng công ty cảng hàng không miền trung quản lý. Sân bay này tiếp nhận các chuyến bay từ Đà Nẵng, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- Loại đưòng băng: Nhựa đường.

- Chiều dài đường băng: 1800m

- Có bay đêm.

7Cảng hàng không Liên Khương 

Sân bay Liên Khương được xây dựng vào ngày 24/2/1961 và từng là sân bay quốc tế lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó. Sân bay Liên Khương thuộc thị trấn Liên Nghiã, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm Đà Lạt 28km về phía nam. Sân bay Liên Khương đã được đầu tư hơn 280 tỉ đồng để xây dựng một nhà ga mới đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhà ga mới của sân bay Liên Khương có hai tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng là 12.400 m², được thiết kế theo hình ảnh hoa cúc quỳ, loài hoa đặc trưng của cao nguyên Lâm Đồng.

Hiện nay sân bay có một đường cất hạ cánh dài 3.250 m, có thể đón các loại máy bay tầm ngắn như Fokker, ATR72, Airbus A320,Airbus A321 Hiện nay SAA đang xây dựng ở đây đài chỉ huy không lưu trang bị hiện đai đạt chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).

- Loại đường băng: nhựa đường.

- Chiều dài đường băng:3250m.

- Có bay đêm.

8Cảng hàng không Buôn Ma Thuột

- Là sân bay hỗn hợp quân sự và dân sự

- Tại thành phố Buôn Ma Thuột.

- Sân bay có đường băng dài 3000 m, rộng 45 m có thể tiếp nhận những máy bay tầm ngắn như ATR72, F70, tầm trung như A320, A321, B767 và có đèn chiếu sáng phục vụ bay đêm

9Cảng hàng không Phù Cát

- Thuộc tỉnh Bình Định.

- Xây dựng năm: 1966

- Là sân bay hỗn hợp quân sự và dân dụng.

- Cách trung tâm Quy Nhơn 30km.

- Loại đường băng bê tông

- Chiều dài đường băng: 3000m

- Không bay đêm.

10Cảng hàng không Rạch Giá 

Sân bay Rạch Giá thuộc địa phận phường Vĩnh Lợi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, ở cách trung tâm thành phố Rạch Giá 7 km về phía Nam, thuộc sự quản lý của Cụm cảng Hàng không miền Nam.

- Loại đường băng: nhựa đường.

- Chiều dài đường băng: 1500m.

- Không có bay đêm.

11Cảng hàng không Cà Mau 

Sân bay Rạch Giá thuộc địa phận phường Vĩnh Lợi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, ở cách trung tâm thành phố Rạch Giá 7 km về phía Nam, thuộc sự quản lý của Cụm cảng Hàng không miền Nam.

- Loại đường băng: nhựa đường.

- Chiều dài đường băng: 1500m.

- Không có bay đêm.

12Cảng hàng không Côn Đảo

- Thuộc Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

- Đường cách hạ cánh dài 1287 m, đón các loại máy bay tầm ngắn như ATR.

- Loại đường băng: Nhựa đường.

- Chiều dài đường băng: 1830m.

- Không bay ban đêm

III. Quy hoạch hệ thống sân bay toàn quốc đến 2030

Source: Nguoidothi

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 dự kiến trình Hội đồng thẩm định xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2022. Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã hoàn thiện lại hồ sơ Quy hoạch tổng thể. 

Theo đó, trong thời kỳ 2021-2030, mạng lưới cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TP.HCM, hình thành 28 cảng hàng không, bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế, 14 cảng hàng không quốc nội 

Bên cạnh đó, hồ sơ quy hoạch vẫn để mở cho việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng: quy hoạch, xây dựng cảng hàng không, sân bay tại các đảo (như Lý Sơn, Phú Quý...), sân bay Cao Bằng và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam Thủ đô Hà Nội.

Đọc thêm: Danh sách các sân bay ở Việt Nam và mã ký hiệu

ALS vừa chia sẻ đến bạn các thông tin về các cảng hàng không tại Việt Nam, bao gồm sân bay quốc tế và nội địa. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và dễ dàng sắp xếp được lịch trình bay của mình khi có nhu cầu. 

𝐀𝐋𝐒 – 𝐓𝐡𝐞 𝐋𝐞𝐚𝐝𝐢𝐧𝐠 𝐨𝐟 𝐀𝐯𝐢𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧 𝐋𝐨𝐠𝐢𝐬𝐭𝐢𝐜𝐬  
Email: contact@als.com.vn
Hotline: 1900 3133
Website: https://als.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/als.com.vn

Các bài viết khác

Nhận hỗ trợ & tư vấn

Đặt lịch hẹn tư vấn cùng với chuyên gia của ALS